Thời gian gần đây, nhiều người đã phải chịu cảm giác bực mình khi thường xuyên phải theo dõi hàng loạt các video quảng cáo thực phẩm chức năng trên các nền tảng số như Facebook hay YouTube.
Ngoài việc doanh nghiệp tự nói tốt về sản phẩm của mình, mô tuýp không thể thiểu trong các loại quảng cáo kiểu này là lời cảm ơn, sự cảm kích của những người đã khỏi bệnh sau khi dùng sản phẩm. Tuy nhiên, họ có phải là những người bệnh thật sự không? Và những lời chia sẻ đó đáng tin đến mức nào?
Một người bị u cổ tử cung nhưng sau khi uống viên sủi, khối u đã teo mất. Để sinh động hóa câu chuyện, nỗi đau được tái hiện. Tuy nhiên những điều này hoàn toàn không có thật. Người này không bị u cổ tử cung và ngay đến cái tên tự giới thiệu cũng không phải là của mình.
Hay một phụ nữ mong có con mà chưa được nhưng niềm vui vỡ òa sau khi dùng thực phẩm năng. Tuy vậy, thực tế chị đã có 2 con, 1 cháu 10 tuổi và 1 bé 6 tuổi.
Một sản phẩm tốt thì phải có tác dụng trên nhiều người và nên một diễn viên đóng thế khác được mời đến. Chỉ trong chớp mắt, những tờ giấy lộn được hợp thức hoá thành bệnh án bằng chữ ký của bác sĩ mạo danh… Còn những diễn viên cứ thế diễn tròn vai mà không ngại ngùng về những lời nói dối của mình.
Chỉ 300.000 đồng là đã có ngay 1 người xung phong bị bệnh. Lẽ vậy mà nhiều loại thực phẩm chức năng không cần công dụng tốt, chỉ cần các diễn viên đóng thế giỏi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!