Lễ cúng ông Công ông Táo - Gìn giữ văn hóa Việt

Tùng Thư, Thành Luân-Thứ ba, ngày 25/01/2022 18:15 GMT+7

VTV.vn - Tục lệ cúng ông Công ông Táo mỗi vùng miền mỗi khác nhưng tựu chung dịp lễ này mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ và những điều tốt đẹp cho một năm mới sắp đến.

23 tháng Chạp là một ngày lễ quan trọng trước Tết Nguyên đán. Người Việt Nam ta thường sắm lễ cúng, để tiễn ông Táo về trời. Đây là một nét đẹp truyền thống luôn được duy trì trong suốt hàng ngàn năm qua.

Lễ cúng ông Công ông Táo - Gìn giữ văn hóa Việt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: FB Hải Vân

Sáng 23 tháng Chạp, tại khu chợ trong làng Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội. Hơn 4 tháng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhịp sống đã dần bình thường trở lại. Dù hoàn cảnh nào, 90 năm qua, mái nhà 3 gian truyền thống này vẫn luôn chứng kiến sự thành tâm của gia chủ trong lễ tiễn ông Công ông Táo chầu trời.

Lễ cúng Táo Quân như một điểm lắng đọng trước Tết Nguyên Đán, trước khi bước vào một năm mới, người ta cần nhìn lại một năm đi qua với sự chân thật, thẳng thắn và lạc quan.

Lễ cúng ông Công ông Táo - Gìn giữ văn hóa Việt - Ảnh 2.

Bên cạnh mũ áo, trong ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình còn cúng thêm cá chép, bởi hàm ý cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Có thể là cá chép giấy nằm ngay trong bộ mũ áo hoặc cá chép còn sống để được phóng sinh sau lễ cúng.

Lễ cúng ông công ông Táo là một phong tục đẹp của người Việt. Không cần mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng là sự thành tâm, nhìn lại mình trong một năm đã qua và hướng đến một năm mới tốt đẹp hơn. Cá chép vượt vũ môn là ý nghĩa của sự vượt khó để người người, nhà nhà có thể bình an, hạnh phúc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước