Làm thế nào để chứng minh thu nhập của người dân chỉ từ 400.000/tháng trở xuống để xét hộ nghèo? Làm thế nào để chấm điểm hộ nghèo khi người dân cho rằng những tài sản mà mình có được chỉ là do vay mượn? Chính quyền địa phương đã phải kêu khó, nhưng tại sao nhiều người dân lại không muốn thoát nghèo như vậy?
Hỗ trợ tiền điện thắp sáng, mua cây giống, mua bảo hiểm y tế, học phí, hỗ trợ tiền vay vốn của ngân hàng chính sách lãi suất thấp, hỗ trợ nhà ở và một số chính sách khác. Ngoài ra, các nhà hảo tâm chỉ căn cứ vào danh sách hộ nghèo để hỗ trợ. Chính vì được ưu ái hỗ trợ với tỷ lệ rất lớn nên không hộ nghèo nào muốn thoát nghèo.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, hàng năm ngân sách chi khoảng 30.000 - 40.000 tỷ đồng cho lĩnh vực giảm nghèo. Kết quả thu được là 43 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi nghèo đói trong 15 năm qua. Thế nhưng, chính sách cho không đối với hộ nghèo đang tạo tư tưởng ỷ lại, người dân chỉ muốn nghèo mà không muốn thoát nghèo.
Những bất cập này đã được nhận diện và sẽ được điều chỉnh trong thời gian tới.
Người nghèo không muốn thoát nghèo vì được hưởng quá nhiều hỗ trợ. Chính sách cho không đối với người nghèo đã bộc lộ những bất cập. Trong khi đó, các chuyên gia đánh giá việc Việt Nam xây dựng chuẩn nghèo dựa trên nhu cầu chi tiêu tối thiểu như hiện nay không còn phù hợp, dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng nghèo chưa chính xác.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!