"Ngập" túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen?

Đỗ Hòa, Vũ Nhất-Thứ tư, ngày 22/11/2023 12:55 GMT+7

VTV.vn - Dễ mua, dễ sử dụng nên thực trạng sử dụng túi ni lông vẫn diễn ra nhiều tại các khu chợ dân sinh ở thành phố hay cả vùng cao.

"Ngập" túi ni lông tại chợ dân sinh

Ở nước ta, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có hơn 30 tỉ túi ni lông. 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Để giảm thiểu phát thải rác thải nhựa, túi ni lông, nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có việc thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa một lần, đặc biệt là túi ni lông. Mục tiêu phấn đấu là sau năm 2030, nước ta sẽ cấm toàn bộ việc tiêu thụ, sử dụng túi ni lông, kể cả chợ dân sinh. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, túi ni lông vẫn đang là sản phẩm bao chứa chiếm vị trí hàng đầu tại các khu chợ dân sinh.

Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 1.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 2.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 3.

Các tiểu thương cho biết 5 - 7 ngày họ không dùng hết 1 kg túi ni lông. Nhưng lượng túi ni lông giảm không phải do đã được thay thế bởi một loại túi nào khác mà đơn giản vì ít khách mua hàng. Bán ít thì dùng ít túi như một lẽ đương nhiên, nhưng lượng túi phải dùng cho mỗi một lượt mua thì không giảm, thậm chí còn tăng.

Ở các cửa hàng tạp hóa, túi ni lông đủ loại kích cỡ luôn có sẵn và giá thành không thể đắt, chỉ khoảng 37.000 - 38.000/kg. Số lượng 30 - 40 kg túi ni lông được bán ra mỗi ngày được người bán cho rằng đã giảm đi nhiều vì chợ ế hơn và còn bởi có quá nhiều người bán mặt hàng này.

Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 4.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 5.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 6.

Dù người bán túi kêu lượng bán ít đi, người buôn hàng bảo dùng ít túi hơn nhưng giữa tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ, túi ni lông vẫn là thứ không thể thiếu ở mọi quầy hàng, ở tay xách người mua hay trên xe người đi chợ.

Sản phẩm bao chứa truyền thống thân thiện môi trường "thất thế"

Thuận tiện khi sử dụng, giá thành lại rẻ nên không khó hiểu khi sản phẩm túi ni lông trở thành sản phẩm bất ly thân của cả người bán lẫn người mua. Ngay tại các phiên chợ vùng cao - nơi người dân có truyền thống sử dụng các sản phẩm bao chứa thân thiện với môi trường từ vật liệu địa phương, túi ni lông cũng đã và đang trở thành sản phẩm thay thế.

Lặng lẽ ở một góc chợ phiên Bắc Hà, gùi ít và người mua cũng ít. Ngày xưa không có túi ni lông thì mọi đồ mua bán đều bỏ vào gùi nhưng ngày nay, đồ nặng, đồ nhẹ đều xách được bằng túi ni lông nên hiếm hoi mới thấy một chiếc gùi. Trong gùi thì cũng là túi ni lông lớn, túi ni lông nhỏ.

Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 7.

Từ sản vật địa phương đến bánh trái truyền thống đều khoác thêm một, hai lớp ni lông. Khi những chiếc túi bóng đủ màu sắc, đủ kích cỡ tràn ngặp khắp chợ, việc tìm mua một chiếc túi vải để đi chợ lại là đều không dễ.

Quầy bán túi có rất nhiều loại túi vải, thổ cẩm sắc màu của địa phương nhưng chủ yếu là bán túi để du lịch, ít bán túi đi chợ. Còn tại khu vực bán trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc tại chợ phiên Sa Pa, những mảnh vải chàm, những tấm khăn thêu cũng nằm gọn ghẽ trong túi ni lông.

Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 8.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 9.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 10.

Thay thế dần sản phẩm bao chứa truyền thống rồi trở thành sản phẩm khó thay thế, túi ni lông ngập các phiên chợ vùng cao, mang đến nhiều sắc màu nhưng lại là sắc màu không xanh trong nét đẹp văn hóa truyền thống.

Khó khăn chuyển đổi túi ni lông sang vật liệu thân thiện môi trường

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, trung bình mỗi ngày, địa phương này phát thải hơn 380 tấn rác thải, trong đó có 20 - 65 tấn rác thải nhựa một lần, ni lông khó phân hủy. Giảm thiểu lượng rác thải ni lông, nhựa một lần tại chợ dân sinh cũng là nỗ lực của địa phương trong mục tiêu chung về giảm thiểu phát thải rác thải nhựa. Tuy nhiên, bài toán về giảm thiểu ni lông tại chợ dân sinh vẫn đang đòi hỏi những giải pháp từ gốc, trong đó có vấn đề về sản phẩm thay thế bên cạnh những nỗ lực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân.

Kinh tế và tiện lợi chắc chắn không bằng là đánh giá của các tiểu thương chợ Cốc Lếu về sản phẩm túi thân thiện với môi trường khi đặt lên bàn cân với túi ni lông. Trong cuộc cân đo với 3 tiêu chí: môi trường, kinh tế và tiện ích, với những tiểu thương này, tỉ số là 2 - 1 nghiêng về túi ni lông.

Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 11.

Tuyên truyền là hoạt động vẫn được thực hiện không chỉ ở chợ Cốc Lếu bởi mục tiêu của tỉnh Lào Cai là 80% người dân được được tuyên truyền giảm thiểu sử dụng túi ni lông. Những chai nhựa được đưa đến, những túi vải, bình thủy tinh được trao đi nhưng trao đi bao nhiêu sẽ là đủ để tạo nên một tỷ lệ chuyển đổi không còn khiêm tốn, nhất là khi, không thể mãi phát túi theo phong trào tuyên truyền cho người bán và người mua sử dụng.

Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 12.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 13.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 14.
Ngập túi ni lông tại chợ dân sinh: Làm sao để thay đổi thói quen? - Ảnh 15.

Chợ vùng cao nay đã đổi mới thành chợ 4.0 hiện đại hơn, tiện lợi hơn nhưng để xanh hơn trong việc giảm thiểu túi ni lông và nhựa dùng một lần thì ngoài việc tuyên truyền không dừng ở phong trào. Sản phẩm thay thế vẫn là cái gốc cần được tính tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước