Mổ micro-TESE bằng kính hiển vi có độ phóng đại 30 lần, tìm tinh trùng cho nam giới vô sinh tại BVĐK Tâm Anh
Trong khoảng thời gian từ năm 1973-2018, mật độ tinh trùng trung bình ở nam giới đã giảm từ 101,2 triệu/ml xuống còn 49 triệu/ml, ước tính suy giảm tới 62,3%. Các chuyên gia cảnh báo, số lượng tinh trùng sẽ tiệm cận mức 0 vào năm 2045.
Năm 2017, tác giả Shanna Swan, một chuyên gia dịch tễ môi trường và là giáo sư về y học sinh sản và môi trường tại Trường đại học Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York đã viết cuốn sách "Countdown". Trong đó bà đã tổng kết 185 nghiên cứu trên 43.000 nam giới trong độ tuổi trưởng thành ở Bắc Mỹ, châu u và Úc, cho thấy tỷ lệ tinh trùng sau 40 năm bây giờ chỉ bằng 59% so với hồi năm 1972.
Các nghiên cứu tổng hợp cho thấy số lượng tinh trùng "tốt" giảm từ 1 đến 2% mỗi năm. Dự kiến, cho đến năm 2045 thì số lượng tinh trùng của người đàn ông tiệm cận bằng 0. Điều đó có nghĩa là, 2045 là ngày tận thế của tinh trùng, có thể dẫn đến khủng hoảng về khả năng sinh sản. "'Hầu hết các cặp vợ chồng có thể phải sử dụng hỗ trợ sinh sản vào năm 2045", Shanna Swan chia sẻ. Các chuyên gia lo ngại cuộc khủng hoảng sinh sản đặt ra mối đe dọa toàn cầu tương đương với khủng hoảng khí hậu.
Ghi nhận trong gần 50 năm qua, khả năng sinh sản của nam giới ngày càng giảm. Chất lượng tinh trùng giảm mạnh, trong đó mật độ và tổng số tinh trùng giảm hơn 50%. Hiện có khoảng 15% dân số trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh. Một nửa trong số đó vô sinh do yếu tố nam giới với 10% là do vô tinh (không có tinh trùng) và 34% không rõ nguyên nhân.
Thông qua kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại lên tới hơn 200 lần, các chuyên viên phôi học và bác sĩ tại phòng mổ có thể nhìn rõ tinh trùng bên trong ống sinh tinh của bệnh nhân.
Theo bác sĩ Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tinh trùng của nam giới càng ngày càng giảm là do những yếu yếu tố môi trường và do lối sống.
Đầu tiên là ảnh hưởng của thuốc lá. Trong thuốc lá có tới 4.700 hóa chất từ những kim loại nặng như là chì, hydro, cacbon... tất cả cái đó đều là những hóa chất độc hại và ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng. Và thậm chí nó có thể thay đổi cả nội tiết tố nam.
Thứ hai là các cái chất gây nghiện như ma túy, cần sa, bạch phiến hay là thuốc lắc. Những chất này tác động trực tiếp vào não làm tổn thương não, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và số lượng tinh trùng.
Thứ ba, rượu có thể làm thay đổi nội tiết tố, thay đổi chuyển hóa ở gan sẽ biến thành estrogen là nội tiết tố của nữ. Một số nam giới nghiện rượu thì sẽ bị giảm ham muốn, có ngực to, béo phì. Phụ nữ nghiện rượu thì nguy cơ cao sinh con trai có số lượng và chất lượng của tinh trùng giảm.
Thứ tư là các sóng điện tử, như điện thoại di động, máy tính xách tay… Rất nhiều nam giới có thói quen ngồi ôm máy tính xách tay trên đùi, hoặc để điện thoại bỏ túi quần. Sóng điện tử sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng, làm phân mảnh tinh trùng, gây ra những stress, oxy hóa đều tác động xấu đến tinh trùng. Thậm chí, nếu bỏ điện thoại di động trong túi quần, chung với kim loại như đồng hồ, chìa khóa…, những vật đó sẽ khuếch đại lên sóng điện tử và ảnh hưởng nhiều hơn.
Thứ 5 là chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều mỡ, ăn quá mặn, tiêu thụ thức ăn nhanh, snack, uống nhiều nước ngọt… sẽ không tốt cho cơ thể. Chế độ dinh dưỡng ít cá, ít rau, ít trái cây, ít chất xơ… đều ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Ăn quá no hay là ăn đêm khiến năng lượng dư thừa tích trữ thành mỡ, gây ra những hội chứng chuyển hóa hay là những rối loạn mỡ máu, đái tháo đường... ảnh hưởng đến sức khỏe chung của con người và nó sẽ tác động trực tiếp tới quá trình sinh tinh.
Thứ sáu là thói quen lười vận động cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Các nghiên cứu cho thấy, lười vận động có nguy cơ rối loạn cương, bệnh lý tim mạch...
Cuối cùng là yếu tố môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm nhiều loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón, chất hóa dẻo và chất hoạt động bề mặt, nước thải thải ra từ các đơn vị sản xuất, polychlorinated biphenyls (PCB), hydrocacbon thơm đa vòng (PAH) và kim loại nặng…
Theo ghi nhận từ tài liệu y văn trên Thế giới, vấn đề vô sinh do nam giới đóng một vai trò khá lớn trong nguyên nhân gây vô sinh. Nó chiếm tỷ lệ gần bằng hoặc tương đương với các nguyên nhân vô sinh do nữ. Tuy nhiên, vấn đề vô sinh nam, hầu như chưa được quan tâm đúng mức.
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM (IVFTA-HCMC) ghi nhận trong năm vừa qua, tỷ lệ bệnh nhân đến vì nguyên nhân vô sinh nam đang là 45%, vô sinh nam đơn thuần và không có yếu tố từ vợ.
"Hiện tại, đa số các trung tâm tiếp cận với người nam là thông qua tinh dịch đồ, một vấn đề rất điển hình ở nam giới Việt Nam là chỉ quan tâm điều trị làm sao để có con mà bỏ qua việc chăm sóc về sau. Điều này vô cùng đáng tiếc.
IVFTA-HCMC điều trị song hành vô sinh nam và nữ, cho tỷ lệ thành công vượt trội với gần 70%. Ngoài điều trị vô sinh, chúng tôi còn cố gắng tiếp cận cả những điều thầm kín bên trong của người đàn ông như chuyện tình dục gồm tần suất quan hệ trong 1 tuần, vấn đề xuất tinh, vấn đề cương, ham muốn,... tất cả những thông tin nhạy cảm đó sẽ phải khai thác", theo ThS.BS Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCMC.
Với những trường hợp này, sau khi tiến hành tìm tinh trùng đủ số lượng, kèm theo xử lý những nguyên nhân liên quan đến chuyện có con. Nếu bệnh nhân còn có những vấn đề khác như xuất tinh sớm, rối loạn cương hay những bệnh lý sâu hơn cần bổ sung nội tiết sẽ được điều trị dự hậu kèm thay đổi lối sống, hành vi, luyện tập… Nếu tình trạng bệnh có liên quan đến nội tiết thì các bác sĩ Hỗ trợ sinh sản sẽ hội chẩn và kết hợp với bác sĩ nội tiết để điều trị, quản lý bệnh.
20 giờ, 22/6/2023, trong chương trình giao lưu trực tuyến "Tiến bộ trong điều trị vô sinh nam", các chuyên gia Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ chia sẻ về những kỹ thuật thuật hiện đại giúp những cặp vợ chồng không may vô sinh hiếm muộn nói chung, nam giới vô sinh nói riêng vẫn có cơ hội có con của chính mình.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên Báo điện tử VTV.vn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh… với sự tham gia của các chuyên gia: PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HN; ThS.BS Lê Đăng Khoa - Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCMC; ThS Nguyễn Ngọc Quỳnh - Trưởng lab, Trung tâm IVFTA-HCMC; BS.CKII Vũ Nhật Khang - Bác sĩ Trung tâm IVFTA-HCMC.
Bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi tại đây.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!