ThS.BS Lê Đăng Khoa (trái) và bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ (phải) phẫu thuật tìm tinh trùng giúp anh Hưng được làm bố. Ảnh: BVCC
Số tinh binh hiếm hoi còn sót lại được bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ tìm thấy trong ống sinh tinh bé bằng sợi tóc lẩn khuất trong tinh hoàn của một chàng trai trẻ.
Một ngày đầu tháng 9, Hưng (23 tuổi), Hà (32 tuổi) tìm đến BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh khám tiền sản. Kết quả kiểm tra sức khỏe sinh sản, họ bất an khi bác sĩ đề nghị chuyển hồ sơ qua Trung tâm Hỗ trợ sinh sản để được tư vấn. Hưng không có tinh trùng, Hà bị suy giảm buồng trứng, chỉ số AMH giảm còn 1.8.
Ít ngày sau, Hưng giấu vợ tương lai quay lại bệnh viện tìm bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bày tỏ nguyện vọng sinh con "chính chủ".
Những giọt nước mắt phút yếu lòng của chàng trai trẻ rớt xuống bàn khám hiếm muộn của bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ. Cậu muốn cho bạn gái lớn tuổi một danh phận, nhưng lại không thể cho cô ấy một đứa con. Kết quả siêu âm tinh hoàn của Hưng teo nhỏ chỉ còn 1/4 kích thước so với người bình thường.
Theo bác sĩ Vỹ, một vấn đề rất điển hình ở nam giới Việt Nam là chỉ quan tâm điều trị khỏi bệnh quai bị mà quên lãng hoặc không thật sự chú trọng đến biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nam giới đến điều trị hiếm muộn tại BVĐK Tâm Anh 10% người bệnh không có tinh trùng. Trong đó, nguyên nhân phần lớn do biến chứng của quai bị chiếm 30%, 30% do bệnh lý mạch máu (giãn tĩnh mạch thừng tinh), 30% không rõ nguyên nhân, 10% do bệnh lý di truyền.
Sau khi hội chẩn kết quả cùng bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bác sĩ Vỹ quyết định tư vấn cho bệnh nhân tiến hành mổ micro-TESE tìm kiếm "con giống". Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ thành công của phương pháp này gần tương đương với các những trường hợp thụ tinh ống nghiệm dùng mẫu tinh trùng thu được trong tinh dịch.
Nghe thông báo khả năng mổ vô sinh do teo 2 tinh hoàn, không sinh tinh tại IVFTA lên đến 60-70%, ánh mắt Hưng lóe lên hy vọng. Ca mổ diễn ra vào ngày 7/9/2022.
ThS.BS Lê Đăng Khoa (trái) và bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ (giữa) hội chẩn trước ca mổ. Ảnh: BVCC
Bác sĩ Triệu Vỹ còn nhớ như in khung cảnh 90 phút căng mình cùng đồng nghiệp "đào xới" tìm tinh trùng ở bộ tinh hoàn nhỏ bé như hạt lạc. Tinh hoàn trái không còn dấu hiệu sinh tinh, các bác sĩ tiếp tục rà soát từng "ngóc ngách" bên còn lại. Ở phút thứ 90, nhân viên phòng lab reo hò loan báo "có vài chú nòng nọc đang quẫy". Đãi cát tìm vàng, cuối cùng họ thu được 5 tinh trùng khỏe mạnh, được trữ đông với số lượng rất ít trên cọng ra (Cryotop) bằng phương pháp thủy tinh hóa.
"Nếu đông tinh theo phương pháp thường quy sẽ làm mất một số lượng tinh trùng (rất quý hiếm) sau rã đông có thể dẫn đến không đủ tinh trùng để thực hiện ICSI. Hưng sẽ đối mặt thực hiện phẫu thuật tìm tinh trùng lần 2 nếu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm không thành công", bác sĩ Vỹ lý giải. Ca phẫu thuật lần 2 không chỉ gây tốn kém, mà bệnh nhân có thể đối diện những rủi ro như tụ máu tinh hoàn hay xơ hóa.
Phương pháp trữ đông tinh trùng số lượng ít bằng kỹ thuật thủy tinh hóa giúp nam giới mắc bệnh vô sinh nặng như Hưng vẫn có thể chủ động được thời gian điều trị hiếm muộn. Hiện IVFTA-HCM là một trong số ít các trung tâm hỗ trợ sinh sản ứng dụng bộ kit mới được bổ sung các môi trường đặc biệt, tối ưu hóa trong kỹ thuật thủy tinh hóa tinh trùng.
Tỉnh lại sau ca phẫu thuật, cậu gọi điện ngay cho bạn gái thông báo chuẩn bị kế hoạch kết hôn vì đã có "của để dành". Chàng tự tin về số con giống ít ỏi, bác sĩ điều trị lại thấp thỏm đứng ngồi không yên bởi bạn gái có bệnh cảnh suy buồng trứng sớm chưa được điều trị.
Tháng sau, Hưng đưa vợ và giấy kết hôn còn tươi màu mực đến bệnh viện.
Cảm động trước câu chuyện cặp đôi phát hiện vô sinh tiền hôn nhân đã mạnh dạn kết hôn, cùng nhau "đồng cam cộng khổ" đi tìm con, bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quyết tâm dốc sức điều trị cho vợ.
Hà được kích trứng, bác sĩ thu được vỏn vẹn 7 noãn. Trong khi số lượng cần thiết cho một chu kỳ IVF cần có 10-15 noãn.
Bác sĩ hiếm muộn nam, hiếm muộn nữ nhìn nhau lắc đầu, bởi số trứng và tinh trùng thu được quá ít ỏi. Họ dồn ánh mắt hy vọng vào phòng lab - "trái tim" của một trung tâm hỗ trợ sinh sản. Nơi thực hiện các kỹ thuật vô cùng phức tạp, rã đông tinh trùng, tạo phôi.
Bài toán khó, nhưng chuyên viên phôi học Tâm Anh xuất sắc tạo được 3 phôi ngày 3. Lần đầu bác sĩ chuyển vào tử cung vợ 1 phôi ngày 3. Hưng siết chặt tay vợ, ánh mắt tuyệt vọng khi bác sĩ thông báo không có beta.
Đầu năm 2023, cặp đôi quay lại bệnh viện tiếp tục tìm con. Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản đưa ra quyết định chuyển cả 2 phôi vào tử cung. Nếu mọi chuyện thuận lợi, cặp đôi sẽ đón được mèo vàng.
Tháng 2/2023 vợ chồng đón nhận tin vui sau 6 tháng điều trị hiếm muộn. Một bào thai khỏe mạnh cán đích 6 tuần, nhịp tim âm vang. Hưng ôm chầm lấy bác Vỹ, nghẹn ngào nói lời cảm ơn các "ân nhân" đến từ bệnh viện Tâm Anh đã trở thành chỗ dựa cho tổ ấm.
"Kết hợp chiến dịch kiềng 3 chân trong điều trị hiếm muộn gồm bác sĩ vô sinh nam, vô sinh nữ và lab chuẩn ISO 5 hiện đại đầu Đông Nam Á đã mang lại kỳ tích cho vợ chồng Hưng", bác sĩ Vỹ tự hào khi nói về thành công.
Anh không quên cảm ơn bệnh nhân, nếu ngày ấy Hưng không mạnh dạn lau đi những giọt nước mắt yếu lòng thì đâu có được hạnh phúc ngày hôm nay. Sự kiên trì, tin tưởng của các cặp đôi là yếu tố thúc đẩy thành công và cũng là động lực lớn nhất để bác sĩ cố gắng mỗi ngày.
BVĐK Tâm Anh tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến "Vi phẫu micro-TESE & các kỹ thuật cao cấp trong điều trị vô sinh nam".
Chương trình diễn ra vào lúc 20h ngày 31/3 với sự sự tư vấn với ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc IVFTA HCM, ThS.BS Lê Đăng Khoa - Trưởng đơn vị Nam học, BS Ngô Đình Triệu Vỹ. Độc giả gửi câu hỏi tại đây để các chuyên gia tư vấn, giải đáp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!