Người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đón Tết Đoan Ngọ

Mạnh Khang, Thanh Phong-Thứ sáu, ngày 03/06/2022 14:58 GMT+7

VTV.vn - Trong ngày Tết Đoan Ngọ, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, từ sáng sớm, nhiều cửa hàng truyền thống và các siêu thị đã nhộn nhịp người mua sắm.

Hôm nay, 5/5 âm lịch, là Tết Đoan Ngọ, còn được dân gian gọi là Tết diệt sâu bọ. Vào ngày này, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cúng có cơm rượu, quả vải, quả mận… cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà an vui, mùa màng bội thu không bị sâu bọ quấy nhiễu.

Tại Hà Nội, từ sáng sớm, nhiều cửa hàng truyền thống và các siêu thị đã nhộn nhịp người mua sắm. Việc chuẩn bị các mặt hàng phục vụ Tết Đoan Ngọ đã được các tiểu thương chuẩn bị từ 2 - 3 ngày trước, so với mọi năm các sản phẩm vẫn không có sự thay đổi, như bánh ú tro, chè trôi nước, cơm rượu nếp, hoa quả trái cây…

Người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đón Tết Đoan Ngọ - Ảnh 1.

Nhiều cửa hàng truyền thống chuẩn bị các mặt hàng phục vụ Tết Đoan Ngọ

Năm ngoái bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên người dân có xu hướng chuyển sang mua sắm online. Tuy nhiên vẫn có một lượng khách muốn tới chợ dân sinh để mua bán. Dù dịch bệnh khiến thói quen mua sắm của người dân trong ngày Tết Đoan ngọ năm nay có nhiều thay đổi nhưng nét đẹp văn hoá truyền thống dưới mỗi nếp nhà.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, Tết Đoan ngọ, mùng 5 tháng 5 theo lịch Âm được người dân đặc biệt coi trọng. Đây là Tết diệt sâu bọ, cũng là dịp để các gia đình mua lễ, sắm sửa cúng ông bà tổ tiên. Ngay từ sáng sớm, tại các khu chợ cũng đã đông đúc người đi mua sắm những đồ lễ theo truyền thống.

Từ tờ mờ sáng, những tiểu thương tại chợ Xóm Chiếu, quận 4 đã tất bật bán hàng. Cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày này, nên không lạ khi hàng xôi chè bên trong chợ đã đông khách từ sáng sớm.

Ngoài các loại trái cây bày bán đủ loại như mọi ngày, hôm nay các sạp còn bày bán thêm bánh ú tro và bó lá treo trước nhà để đáp ứng nhu cầu mua đồ cúng của người dân.

Theo TS Trần Long, người Việt xưa ăn Tết vào tháng 11 âm lịch, do đó tháng 5 là thời điểm giữa năm, cùng lúc với việc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ mùa. Vào thời điểm này, người làm nông thường tổ chức lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng vụ mùa.. nên còn gọi là Tết nửa năm. Ngoài ra, từ Đoan ngọ còn có nghĩa là Ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm.

Một phong tục được hình thành từ nghề trồng lúa nước và được truyền lại cho đến ngày nay nhờ ý nghĩa tốt đẹp: Đó là tạ ơn trời đất, tổ tiên và mong muốn hết bệnh tật và có cuộc sống khỏe mạnh. Tết Đoan ngọ vì thế đã được duy trì như một nét đẹp văn hóa, dù mỗi vùng miền có những cách diễn đạt và thể hiện khác nhau.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước