Ảnh minh họa. (Nguồn: VOV)
Nguyên nhân của tình trạng trên do tình hình khô hạn, thiếu nước tưới, không thể thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc.
Bên cạnh đó, giữa canh tác thanh long theo tiêu chuẩn Việt GAP và truyền thống không có chênh lệch về giá. Mặc dù nhiều nông dân đã nắm bắt kỹ thuật nhưng vẫn không làm theo, khiến diện tích thanh long bị thoái hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trong thời điểm nắng hạn gay gắt, điều dễ nhận thấy nhất là những vườn thanh long được chăm sóc theo quy trình Việt GAP vẫn còn khả năng chống chịu với khô hạn. Còn những vườn canh tác theo lối tự phát đã héo úa, thoái hóa, chết dần. Một khi cây thanh long đã bị thoái hóa, nông dân phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tái thiết lại như ban đầu.
Hiện có 80% sản lượng thanh long của tỉnh Bình Thuận xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thị trường này không yêu cầu cao về chất lượng nhưng nhiều rủi ro, do không có hợp đồng thương mại. Đây là nguyên nhân khiến nông dân chưa chú ý đến quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.