Nhiều chuyên gia lên tiếng về đề xuất phương tiện đi chung vào làn BRT

Thùy Dương - Dương Dũng-Thứ tư, ngày 06/07/2022 14:15 GMT+7

VTV.vn - Sau 6 năm vận hành, công suất của BRT mới chỉ đạt khoảng 50%.

Làn đường dành riêng cho BRT nhưng các phương tiện khác vẫn chen lấn đi vào.

Dù đã dành 1/3 làn đường nhưng trong nhiều thời điểm, xe bus BRT vẫn phải len vào giữa các phương tiện đông đúc trên làn ưu tiên.

Người dân cho biết: "Phương tiện đó một mình một làn, lưu lượng vận chuyển cũng không được đáp ứng nhiều lắm thì các phương tiện hỗn hợp khác đi vào là phải".

Nhiều chuyên gia lên tiếng về đề xuất phương tiện đi chung vào làn BRT - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Ảnh: VOV

Sau 6 năm vận hành, công suất của BRT mới chỉ đạt khoảng 50%. Do đó, những chiếc xe bus BRT có thể sẽ không còn "một mình một làn đường" trên trục giao thông Yên Nghĩa - Kim Mã bởi đề xuất điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến BRT. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại có ý kiến cho rằng: "Nếu BRT hoạt động không hiệu quả, không bằng xe bus thường thì không nên tiếc nó nữa. Phải điều chỉnh lại, phải sắp xếp lại, thậm chí không nên để nó tồn tại nữa.

Nếu trong giờ cao điểm nó chạy được tốt, trên xe khoảng 70-80% người đi và khoảng 5 phút 1 chuyến thì lúc đó ta hãy dành riêng làn cho BRT khoảng vài 3 tiếng trong giờ cao điểm. Mười mấy tiếng thì cho các phương tiện đi vào" - ông Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia Giao thông - Đô thị nói.

Theo ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội: "Nên cho xe con, xe cá nhân đi vào con đường ấy, còn các loại phương tiện như xe bus thông thường thì không nên cho vào đường BRT, xe nó lượn ra lượn vào gây ùn tắc".

Tần suất xe BRT theo thiết kế sẽ chạy 3 phút/lượt thế nhưng tần suất hiện tại đang chậm hơn gấp đôi so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, để lấp vào khoảng trống, đề xuất cho xe bus, xe khách trên 24 chỗ, xe công vụ, cứu hộ cứu nạn hoạt động linh hoạt trên làn đường dành riêng xe BRT.

Thay đổi có thể sẽ thành công hoặc thất bại nhưng cần phải có lộ trình dài hạn. Hiện vận tải công cộng của Hà Nội mới đáp được khoảng hơn 10% nhu cầu đi lại. Tức cứ 10 người thì có tới 9 không sử dụng xe bus nên áp lực đối với vận tải công cộng nói chung và xe bus BRT nói riêng là rất cao. Và nếu không thay đổi thì sẽ chẳng phát huy được thế mạnh của nó và bài toán giảm thiểu ùn tắc giao thông cũng sẽ vẫn bỏ ngỏ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước