Những hy sinh, cống hiến trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia của lớp lớp cán bộ, chiến sỹ bộ đôi biên phòng (BĐBP) cùng nhân dân đã có mặt trong văn học, nghệ thuật, báo chí của nước nhà. Kho tàng với vô vàn tác phẩm sống động đã có sức lan tỏa và lay động lòng người. Những tác phẩm đó đã góp phần quan trọng vào thành công của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Quân đội, BĐBP trong nhiệm vụ hệ trọng là bảo vệ vững chắc biên cương, bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong những năm qua, người dân ở xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã trở nên quen thuộc với hình ảnh Thiếu tá, Y sĩ Lê Văn Quốc - người thầy thuốc quân hàm xanh luôn hết mình chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trò chuyện với phóng viên, Đại úy Lê Văn Quốc (SN 1978, quê xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, năm 1996, anh tham gia nghĩa vụ quân sự thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng và được cử đi học lớp y tá. Sau khi học xong, anh Quốc được phân công công tác về nhiều nơi khác nhau.
Đến năm 2010, anh được cử đi học lớp chuyên khoa Sản - Nhi ở Hà Nội. Sau đó 1 năm, anh về công tác tại Trạm xá Quân - Dân Y xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu) và hiện nay là Trưởng trạm. Theo Đại úy Lê Văn Quốc, Trạm xá Quân - Dân Y xã Vĩnh Hải được đặt tại khu tái định cư ấp Huỳnh Kỳ.
Người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer, sống bằng làm thuê, làm mướn hay đi đánh bắt thủy sản ở ven biển, nên mỗi khi có bệnh, thay vì đến trạm trong giời gian chính thì bà con lại đến khám, lấy thuốc chữa bệnh vào giờ nghỉ. Mặc dù vậy, y sĩ Quốc và anh em trong trạm vẫn ân cần đón tiếp, khám bệnh nhiệt tình, chu đáo, cho thuốc dặn dò cẩn thận, không một chút phiền lòng.
Hình ảnh những thầy thuốc, thầy giáo, bí thư đảng ủy mang quân hàm xanh… trên các vùng biên giới đặc biệt khó khăn cùng ngồn ngộn những câu chuyện cảm động về sự hy sinh chiến đấu ngoan cường, sự chịu đựng khó khăn gian khổ của cán bộ chiến sỹ BĐBP đã tạo nguồn cảm hứng không hề cạn cho các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm văn thơ, nhạc họa, báo chí có giá trị. Tạo được dấu ấn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng cũng có rất nhiều văn nghệ sỹ, nhà báo cũng đã cống hiến nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ở hàng cán bộ lãnh đạo cấp cục, cấp phòng và đơn vị trực thuộc cục, có nhiều cá nhân được ghi nhận trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền. Đặc biệt, có những đồng chí vừa chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, vừa trực tiếp tạo ra các tác phẩm có chất lượng cao.
Đại tá Nguyễn Hòa Văn là một trong những nhân vật như vậy. Với bề dày 15 năm làm Tổng biên tập báo Biên phòng, và hơn 3 năm làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng kiêm Tổng biên tập báo Biên phòng, ông là người tổ chức sản xuất nhiều loạt phim tài liệu, chương trình truyền hình có sức lan tỏa mạnh mẽ trong công chúng. Nổi bật như Ký sự Biên phòng, Ký sự biển đảo, phần 1 của phim Những trang sử biên thùy và hàng chục chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng VTV… Trong đó có rất nhiều tác phẩm được vinh danh tại Giải báo chí Quốc gia, giải báo chí về Thông tin đối ngoại…
Đại tá Nguyễn Hòa Văn cũng là người khởi xướng đặt tên cho nhiều tác phẩm giao lưu truyền hình có sức sống đến hôm nay như: "Nửa thế kỷ vang khúc quân hành", "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản", "Xuân biên cương nâng bước em đến trường", "Những người thắp lửa biên cương", "Vì những con tàu xa khơi".
Đặc biệt ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba về thành tích tổ chức sản xuất 36 tập phim ký sự biển đảo cùng với đạo diễn Trần Tuấn Hiệp và tập thể Báo Biên phòng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!