Nữ chiến sĩ Lê Hồng Quân và hành trình tìm tên cho đồng đội

Đức Đệ, Bảo Lộc-Thứ bảy, ngày 20/07/2024 22:11 GMT+7

VTV.vn - Gần 50 năm qua, nữ chiến sĩ Lê Hồng Quân vẫn đi tìm lại danh phận cho đơn vị, tìm đồng đội để tôn vinh, để những hy sinh không bao giờ bị lãng quên.

Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, nữ chiến sĩ Lê Hồng Quân với vai trò là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn biệt động Lê Thị Riêng được biết đến là một trong những nữ biệt động gan dạ, mưu trí. Bà đã tự cắt một cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu kiên cường.

Sự gan dạ, quả cảm và nghị lực của người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ ấy vẫn tiếp tục trên hành trình gần 50 năm qua, hành trình đi tìm lại danh phận cho đơn vị, hành trình đi tìm đồng đội để tôn vinh, để những hy sinh không bao giờ bị lãng quên.

Dòng Kênh Tẻ là nơi 5 đồng chí của bà Quân ở tiểu đội 3 nhận nhiệm vụ mở đường vượt sông đón lực lượng từ Nhà Bè đánh vào quận 4 ngày 5/5/1968. Những chiến sĩ biệt động đã chiến đấu anh dũng và hy sinh. Nnhóm liên lạc do bà Quân tổ chức đã hoàn tất hồ sơ để đề nghị truy tặng liệt sĩ cho 5 đồng đội của mình.

Nữ chiến sĩ Lê Hồng Quân và hành trình tìm tên cho đồng đội - Ảnh 1.

Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, nữ chiến sĩ Lê Hồng Quân với vai trò là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn biệt động Lê Thị Riêng được biết đến là một trong những nữ biệt động gan dạ, mưu trí.

"Những đồng đội đã nằm xuống cho mình được sống, mà nếu quên họ đi thì lãng quên người đã mất", bà Lê Hồng Quân, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng, nhấn mạnh.

Bà Lê Hồng Quân nay đã gần 80 tuổi. Tuy nhiên sự kiên định vốn có của 1 nữ biệt động vẫn luôn hiện hữu. Từ những năm 80 - 90, bà và một số cán bộ của tiểu đoàn nhiều lần dùng tiền lương hưu của mình, bỏ công đi tìm đồng đội, để nếu có ai chưa được hưởng chính sách Nhà nước theo quy định thì xác nhận cho họ. Số lượng hồ sơ chính sách được xác nhận đến nay đã lên 200 người.

"Tôi rất là ngưỡng mộ, khâm phục và khen Hồng Quân", bà Phạm Thị Tài, Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng, chia sẻ.

Người phụ nữ này từ lâu đã quên đi hạnh phúc riêng tư, cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Dù là thương binh nặng, nhưng trong chiến đấu hay thời bình, bà vẫn luôn sống trọn với nghĩa tình đồng đội.

"Chị Hồng Quân nặng tình với đồng chí, đồng đội", ông Đoàn Văn Đức, Phó Ban liên lạc, Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Riêng, cho hay.

Biết ơn quá khứ để sống tốt đẹp hơn. Đó là tất cả những gì bà Quân muốn gửi gắm. Khúc anh hùng ca do chính những người phụ nữ như bà Quân và đồng đội viết nên bằng những âm điệu bi tráng như đã thấm vào đất hòa vào mây.

Người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng Nguyễn Thiện Thành Người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng Nguyễn Thiện Thành

VTV.vn - Suốt cuộc đời mình, người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ Nguyễn Thiện Thành đã trọn đời vì đất nước, vì nhân dân, vì sự nghiệp cứu người, là tấm gương của biết bao thế hệ bác sĩ sau này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước