Sản phẩm số - kim chỉ nam giúp trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số tự bảo vệ mình

Minh Phương-Chủ nhật, ngày 26/03/2023 20:12 GMT+7

VTV.vn - Thay vì cấm đoán sử dụng, những sản phẩm số đã, đang và sẽ là kim chỉ nam giúp các trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số tự bảo vệ chính mình.

Tháng Thanh niên năm 2023 với chủ đề "Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số". Với thanh thiếu niên dân tộc thiểu số, bên cạnh lợi ích của việc mang kết nối số về với bản làng, việc tiếp cận với Internet, tiếp cận thông tin nhưng không có chỉ dẫn đúng đắn, những cạm bẫy như nạn buôn bán người hay tảo hôn sẽ dễ dàng đến với các em. Hơn bao giờ hết, những thông tin giáo dục trên nền tảng số ra đời sẽ phần nào giúp vẽ đường cho hươu chạy "đúng".

"Em lấy chồng năm 15 tuổi. Hiện tại em có 2 con. Mọi người đừng lấy chồng sớm như em nhé, hối hận nhưng không quay được", em Vừ Thị Dung, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, chia sẻ.

Vừ Thị Dung là một trong số nhiều những người mẹ "trẻ con" ở vùng núi biên giới còn nhiều khó khăn như tỉnh Lai Châu. Quen nhau ở ngoài hay trên mạng xã hội, yêu nhau, rồi về ở với nhau, những cặp vợ chồng "trẻ con" không bận tâm đến hệ lụy của việc tảo hôn.

Khi nghỉ học lớp 11, cậu bé sinh năm 1999 đã tin vào lời hứa việc nhẹ lương cao do một người lạ giới thiệu qua những lần chơi game trên Internet. Em bị lừa sang Campuchia, làm việc trên mạng xã hội lừa đảo người Việt Nam.

Chiếc điện thoại nhỏ bé, máy tính được kết nối với Internet từng là một phần nguyên nhân gây ra chuyện buồn đó, nhưng chính nó cũng sẽ là cánh tay đắc lực để các em bảo vệ mình.

Sản phẩm số - kim chỉ nam giúp trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số tự bảo vệ mình - Ảnh 1.

Phim hoạt hình dễ hiểu, hình ảnh sinh động về nạn mua bán người, nạn tảo hôn. Trò chơi, trả lời câu hỏi, dễ dàng truy cập vào trang web emvui.vn hoặc tải ứng dụng điện thoại "Em Vui" về máy. Đây là dự án Do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và tổ chức Plan International Việt Nam triển khai thực hiện với sự đồng tài trợ của Liên minh châu Âu và tổ chức Plan International Bỉ.

"Dự án Emvui có 2 sự khác biệt. Thứ nhất, tận dụng sự phát triển công nghệ thông tin để xây dựng nền tảng trực tuyến nhằm giúp các em có kiến thức, kỹ năng. Điểm khác thứ hai là sự tham gia chủ động của tất cả các em từ trong quá trình bắt đầu thiết kế ý tưởng", bà Lê Quỳnh Lan - Quản lý tác động chương trình và đối tác Tổ chức Plan International tại Việt Nam, cho biết.

"Chúng tôi cũng hỏi các em là nếu các em vào Internet thì các em thường xem cái gì? Các em thích xem các đoạn phim ngắn, clip có nhạc, hình ảnh, gần gũi với dân tộc thiểu số, dân tộc của các em. Thường điện thoại của các em không được tốt lắm, bạn đưa các sản phẩm truyền thông dài, nặng, thì các em sẽ không thể truy cập được", Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), thông tin

"Quan trọng là phải quan tâm tới hình thức tổ chức để sử dụng sản phẩm số hóa một cách hiệu quả, tích hợp vào các hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên địa phương hay các hoạt động khác của chính quyền địa phương", PGS.TS. Trần Thành Nam - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận định.

91% trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số đang sử dụng Internet. Thay vì cấm đoán sử dụng, những sản phẩm số đã, đang và sẽ là kim chỉ nam, giúp các em tự bảo vệ chính mình.

Thanh niên chung tay xây dựng 'Miền quê cổ tích' Thanh niên chung tay xây dựng "Miền quê cổ tích"

VTV.vn - Trên khắp mọi miền Tổ quốc, lực lượng thanh niên luôn có mặt vào quá trình xây dựng, đổi mới quê hương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước