Tai nạn lao động tăng cao: Cần làm gì để hạn chế tình trạng này?

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 29/09/2022 06:00 GMT+7

VTV.vn - Số vụ tai nạn lao động liên tục tăng cao, nhất là trong ngành xây dựng. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn trong quá trình thi công công trình?

Nhiều tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong ngành xây dựng

Chỉ từ đầu tháng 9 đến nay đã liên tiếp xảy ra những vụ sập tường, mất an toàn lao động tại nhiều công trình ở nhiều địa phương. Các đây ít ngày, Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" để điều tra vụ sập tường đang tô vữa ở Khu công nghiệp Nhơn Hòa (thị xã An Nhơn, Bình Định) làm 5 người chết, 6 người bị thương.

Tai nạn lao động tăng cao: Cần làm gì để hạn chế tình trạng này? - Ảnh 1.

Hiện trường vụ sập tường. Ảnh: TTXVN

Tất cả những người liên quan từ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công, giám sát công trình… đều sẽ được làm rõ trách nhiệm.

Báo cáo mới đây từ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới công bố, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 4.000 vụ tai nạn lao động, làm khoảng 4.000 người bị nạn (trong đó gần 400 người chết và hơn 800 người bị thương nặng), gấp đôi so với năm ngoái.

Tai nạn lao động tăng cao: Cần làm gì để hạn chế tình trạng này? - Ảnh 2.

Tình trạng mất an toàn lao động trong ngành xây dựng vẫn xảy ra thường xuyên nhất là các công trình nhỏ lẻ. Thực tế đã có nhiều tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong quá trình thi công như công nhân bị rơi, ngã, bị vật liệu xây dựng đè, điện giật…đổ tường nhà trong nhiều năm qua.

Chưa kể tình trạng lách luật bằng các hợp đồng thuê khoán ngắn hạn.... để không phải mua bảo hiểm xã hội, trong đó bao gồm bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp.

Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định về an toàn lao động

Do đặc tính của ngành xây dựng nên có rất nhiều thầu phụ được thuê ngoài thầu chính. Có những thầu phụ thuê lao động làm việc 3 năm nhưng lách luật bằng các hợp đồng khoán việc ngắn hạn để không phải mua bảo hiểm xã hội trong đó bao gồm bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp mà chỉ mua bảo hiểm tai nạn riêng.

Tai nạn lao động tăng cao: Cần làm gì để hạn chế tình trạng này? - Ảnh 3.

Khi bước vào công trường trên, mới nhìn thôi đoàn kiểm tra đã thấy rất nhiều lỗi về an toàn lao động như vật liệu vứt ngổn ngang, các lỗ thủng không có rào chắn chỉ đậy sơ sài, thang máy không khoá, vận thăng đi hở, chỗ đổ thang máy chờ không chắn kỹ...

Qua kiểm tra 30 công trình cho thấy nhiều đơn vị không huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân hoặc chỉ huấn luyện qua loa, không thực hiện đúng nguyên tắc trong quy chuẩn xây dựng. Bên cạnh đó ý thức chấp hành các biện pháp đảm bảo an toàn lao động của người lao động cũng còn hạn chế, nhiều người không cả đeo dây bảo hiểm khi làm việc trên cao.

Tai nạn xảy ra ở bất cứ lĩnh vực nào đều là điều không ai mong muốn. Với tai nạn lao động, thì việc phòng tránh tai nạn bắt buộc phải từ sự phối hợp của cả 2 phía: người lao động và người sử dụng lao động. Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định về an toàn. Một khi đã bước vào công trường xây dựng thì cần trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của chính bản thân.

Nhà đầu tư cần trang bị những dụng cụ bảo hộ; Kiểm tra, rà soát, điều chỉnh phương án tổ chức thi công công trình vừa đúng tiến độ vừa đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.

Cùng trao đổi về chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Vụ sập tường tại KCN Nhơn Hòa (Bình Định): Việc xây dựng không đúng theo thiết kế Vụ sập tường tại KCN Nhơn Hòa (Bình Định): Việc xây dựng không đúng theo thiết kế

VTV.vn -Theo Công an tỉnh Bình Định, thiết kế yêu cầu đổ dầm xong mới xây tường, nhưng các dầm chưa được liên kết đã xây tường, đó là nguyên nhân gây sập tường, dẫn đến sự cố.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước