Tàu thuyền phát triển nhanh, hàng loạt cống ngăn mặn ở ĐBSCL bị quá tải

Chuyển động 24h-Thứ tư, ngày 18/11/2020 12:22 GMT+7

VTV.vn - Sau 15 năm đi vào hoạt động, nhiều cống ngăn mặn đã trở nên quá tải vì sự phát triển của một trong những loại phương tiện đặc thù của miền sông nước: đó là thuyền ghe.

Chiếc tàu vỏ sắt mở hết công suất cố vượt qua cửa cống Cái Hớp, tỉnh Trà Vinh. Môt lần, hai lần đến lần thứ ba, con tàu này mới thành công. Bên kia cửa cống, một vài chiếc ghe gỗ tìm vận may nhưng trước dòng nước chảy siết đành bất lực quay đầu.

Tàu thuyền phát triển nhanh, hàng loạt cống ngăn mặn ở ĐBSCL bị quá tải - Ảnh 1.

Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có hàng trăm hệ thống cống lớn nhỏ được xây dựng giai đoạn 2003 - 2006, trong đó nhiều hệ thống cống nằm chắn đôi bờ những tuyến đường sông huyết mạch nối liền các tỉnh. 

Hiệu quả cho trong việc ngăn mặn, trữ ngọt thì đã rõ nhưng hiện nay các hệ thống cống tại tỉnh Trà Vinh như cống 7 cửa Cái Hớp, cống 10 cửa Láng Thé đã quá tải vì lượng ghe tàu không ngừng phát triển cả số lượng và tải trọng.

Năm năm trở lại đây, hàng loạt cống ngăn mặn tiếp tục được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, thiết kế đã được cải tiến, hệ thống vận hành hiện đại hơn nhưng vẫn còn đó những hệ thống cống được xây dựng từ nhiều năm trước. Mùa hạn mặn vẫn là nỗi lo của tàu ghe qua lại khi vượt qua những chiếc cống này.

Khác biệt giữa cống cũ 15 năm trước và những cống mới đầu tư

Hiện nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long có hàng trăm cống ngăn mặn. Cống đầu mối có chiều rộng toàn cống từ 2 - 100m, cống cấp 2 có chiều rộng toàn cống từ 2 - 50m. Tùy theo chiều rộng mà các cống được thiết kế số lượng cửa cống khác nhau. 

Trong số này, có nhiều cống là tuyến giao thương huyết mạch của ghe tàu qua lại giữa các tỉnh, được xây dựng và đưa vào sử dụng khoảng thời gian từ năm 2003 - 2006, như: cống Láng Thé 10 cửa. Từ năm 2017, một loạt cống ngăn mặn hàng ngàn tỷ đồng được tiếp tục đầu tư xây dựng.

Sự khác biệt của các hệ thống cống ngăn mặn sau 15 năm:

vlcsnap-2020-11-18-12h17m48s036-crop-crop

- Điểm khác biệt lớn nhất về thiết kế của các cống tại các giai đoạn là chiều rộng cửa cống. Nếu như hệ thống cống cũ chiều rộng cửa cống trên dưới chỉ 10m thì sau này đã tăng lên 25m nhiều hệ thống còn có chiều rộng cửa lớn hơn.

- Trước sử dụng hệ thống ròng rọc cơ thì nay là hệ thống đẩy thủy lực.

- Một loạt các hệ thống cửa cống cũ đã không theo kịp với sự phát triển của số lượng tàu ghe và cả tải trọng. Tính đến nay, sau 15 năm, số lượng tàu ghe tăng gấp 5 lần, nhiều sà lan tải trọng lên đến hàng ngàn tấn; chiều rộng xà lan lên đến 8 - 9m.

15 năm về trước, với thiết kế như vậy là phù hợp, vì lượng tàu thuyền vừa ít, tải trọng lại nhỏ, nên mật độ qua lại không cao, đồng thời hạn mặn không tác động nhiều và mạnh như một vài năm trở lại đây, nên không có sự tranh giành chen lấn của các phương tiện khi qua cống. 

Đến nay thì mọi chuyện đã khác. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến chu kì hạn mặn trong mùa khô, cửa cống phải đóng liên tục trong 2-3 ngày, để tránh hạn mặn xâm nhập, chỉ mở 20 phút một lần.

Mong muốn của các chủ tàu thuyền là các cửa cống này rộng hơn, giảm lưu lượng nước chảy xiết, thuận lợi hơn cho tàu thuyền qua lại, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong những mùa hạn mặn.

Vận hành cống ngăn mặn tại Bạc Liêu Vận hành cống ngăn mặn tại Bạc Liêu

VTV.vn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức vận hành Cống - Âu thuyền Ninh Quới tại tỉnh Bạc Liêu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước