Mục đích là để cải thiện điều kiện vận hành, thu hút hành khách đi xe bus, từ đó giúp kéo giảm phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông. Ngay lập tức, xung quanh kiến nghị này đã có những ý kiến trái chiều.
Tuyến đường từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông) – một trong những tuyến đường được đề xuất ưu tiên tổ chức thêm làn đường dành riêng cho xe bus. Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều người dân đã không ngần ngại bày tỏ quan điểm.
Không khó để lý giải vì sao lại có những ý kiến trái chiều như vậy. Bởi lẽ xe bus được xem là một trong những giải pháp để giảm ùn tắc giao thông. Thế nhưng đây là thực tế. Trên trục đường Tố Hữu, qua 4 năm hoạt động, khái niệm làn đường dành riêng cho xe bus dường như vẫn không tồn tại. Các trường hợp phạm lỗi đi sai làn đường do đi lấn vào làn đường ưu tiên này là không đếm xuể. Và ai cũng có lý do để biện minh cho lỗi vi phạm của mình.
Nhiều người điều khiển xe máy vô tư đi vào làn đường dành cho xe bus BRT
Đề cập kinh nghiệm từ các nước có hệ thống giao thông phát triển, đường sá đều được thiết kế đồng bộ từ đầu, chứ không phải là đưa vào vận hành rồi mới mở thêm làn đường dành riêng cho xe bus, đại diện Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Triển khai thêm các tuyến đường dành riêng cho xe bus tại Hà Nội có mục đích là để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông đô thị. Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động của các tuyến đường dành riêng cho xe bus nhanh BRT, có thể thấy rõ, để phương án này khả thi, rất cần phải có các giải pháp đồng bộ, cần phải xem xét một cách thấu đáo đến điều kiện và khả năng của cơ sở hạ tầng.
Có như vậy, ngân sách nhà nước mới không bị lãng phí và việc tổ chức làn đường dành riêng cho xe bus mới không mang lại tác dụng ngược và phát huy được hiệu quả như mong muốn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!