Tích cực các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng xâm hại, bạo hành trẻ em

Minh Đức-Thứ năm, ngày 25/02/2021 17:30 GMT+7

VTV.vn - Theo thống kê, trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại, cả nước tính đến tháng 6/2019 đã phát hiện, xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em.

Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, tình hình bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, trẻ em bị đuối nước và tai nạn giao thông, trẻ em lao động trái quy định của pháp luật vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, diễn biến phức tạp cần phải tăng cường trách nhiệm và thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn để bảo vệ trẻ em.

Theo thống kê, từ ngày 1/1/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037 trẻ em nữ).

Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em; bạo lực 857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 106 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích...

Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại cộng đồng dân cư để thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy định của Luật trẻ em. Bảo đảm có đội ngũ làm công tác xã hội bảo vệ trẻ em trong đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bảo trợ xã hội công lập. Nâng cao năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em các cấp.

Bên cạnh đó, địa phương cũng cần tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em, đặc biệt về chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em; bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, bóc lột trẻ em; phòng ngừa tai nạn, thương tích trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em;

Đồng thời Bộ LĐ-TB&XH và các cơ quan chức năng cần tăng cườn truyền thông, quảng bá về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111); hướng dẫn việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi, trường hợp, nguy cơ trẻ em bị xâm hại đến Tổng đài 111 và các cơ quan có thẩm quyền.

Điều tra, làm rõ vụ việc bé gái 11 tuổi bị nhiều đối tượng xâm hại Điều tra, làm rõ vụ việc bé gái 11 tuổi bị nhiều đối tượng xâm hại

VTV.vn - Ngày 1/1, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đến làm việc với UBND xã Khánh Tiến để tìm hiểu sự việc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước