Tiếp tục đàm phán thoả thuận chuyển nhượng carbon rừng mới

Lan Phương, Gia Hiếu-Thứ tư, ngày 07/08/2024 21:52 GMT+7

VTV.vn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) hiện đang chuẩn bị đàm phán và ký kết Thoả thuận chi trả giảm phát thải cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Sau thành công trong việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới (WB) theo Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ với giá trị 1.200 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) hiện đang chuẩn bị đàm phán và ký kết Thỏa thuận mới cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo kế hoạch, 11 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ sẽ tham gia vào việc giảm phát thải khí nhà kính theo Ý định thư mua bán tín chỉ giảm phát thải từ rừng giữa Việt Nam và Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent) ký vào tháng 10/2021. Dự kiến, Việt Nam sẽ chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2.

Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, cho biết: "Khác biệt giữa các thỏa thuận là giai đoạn tín chỉ. Thỏa thuận Bắc Trung Bộ cho phép Việt Nam giữ lại 95% cho NDC, trong khi dự kiến Thỏa thuận Nam Trung Bộ - Tây Nguyên sẽ đóng góp 100%."

Trong kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2030, ngành nông nghiệp được giao giảm 130 triệu tấn CO2 tương đương. Lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất sẽ phải giảm ít nhất 39 triệu tấn CO2 đến năm 2025 và 79 triệu tấn CO2 đến năm 2030. Việc chuẩn bị cho đàm phán Thỏa thuận mới là rất quan trọng để đạt mục tiêu này.

Ông Lượng nhấn mạnh: "Chúng ta cần bàn về hệ thống cơ sở dữ liệu, đăng ký và vai trò của các bên liên quan trong việc đo đạc và báo cáo thẩm định. Hiện tại, chưa có tổ chức đủ năng lực được công nhận để xác nhận các tiêu chuẩn carbon quốc tế, điều này đặt ra những thách thức."

Hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, vai trò của các bên liên quan trong việc đo đạc, báo cáo thẩm định cũng là điểm chúng ta cần bàn trong thời gian tới. Hiện chúng ta chưa có tổ chức đủ năng lực được công nhận là bên thứ 3 để xác nhận, đáp ứng các tiêu chuẩn carbon do các tổ chức quốc tế người ta thiết lập. Những khó khăn này cũng đặt ra những thách thức.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện xong khâu lập và nộp hồ sơ, chờ thẩm định, dự kiến hoàn thành trước tháng 12. Phương án đàm phán cũng đang được hoàn thiện để xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đàm phán.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước