Chăm sóc trẻ mắc COVID-19: Đúng và sai

VTV Digital-Thứ tư, ngày 09/03/2022 14:30 GMT+7

VTV.vn - Khoảng nửa triệu trẻ em Việt Nam đã mắc COVID-19 theo thống kê của Bộ Y tế hồi cuối tháng 2 vừa qua.

Những ngày qua, đường dây nóng của Bệnh viện Nhi Trung ương và cả các bệnh viện tuyến dưới lên tục đổ chuông vì các bậc cha mẹ gọi đến xin tư vấn nhiều sau khi con mắc COVID-19. Mặc dù các trẻ mắc COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn có những trường hợp chuyển nặng và trên thực tế, có không ít tình huống phát sinh khi trẻ mắc COVID-19 mà các bậc phụ huynh còn bối rối, chưa biết xử trí sao cho đúng khi tự tay chăm sóc trẻ tại nhà.

Em bé nhà chị Khánh luôn được gia đình quan tâm chú ý về chế độ dinh dưỡng và hoạt động sinh hoạt thường ngày để tăng sức đề kháng và phòng tránh dịch bệnh. Mới đây, khi cả gia đình có 5 thành viên đều có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, mặc dù đã có sự chuẩn bị tâm lý và những vật dụng y tế cần thiết từ trước nhưng chị Khánh vẫn có những băn khoăn nhất định khi em bé có những dấu hiệu nghi mắc COVID-19.

Chăm sóc trẻ mắc COVID-19: Đúng và sai - Ảnh 1.

Cùng chung sự băn khoăn như chị Khánh, nhiều bậc phụ huynh khác cũng khá bối rối khi gia đình có trẻ nhỏ mắc COVID-19, đặc biệt khi trẻ có triệu chứng sốt và sốt cao khó dứt.

Giải đáp một số thắc mắc, Bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Khoa Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết:

Về dinh dưỡng cần đảm bảo cho các bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Trong trường hợp mẹ bị F0, vẫn tiếp tục cho bé bú vì lúc này trong sữa mẹ có một lượng kháng thể rất tốt để góp phần giúp trẻ chống lại bệnh tốt hơn. Những ngày ốm trẻ không ăn được nhiều thì không nên ép trẻ, hãy chia thành các bữa nhỏ. Nếu trẻ không bú mẹ có thể đổ thìa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Đối với trẻ bú mẹ đã được ăn dặm rồi cũng không phải kiêng bất kể đồ ăn gì mà vẫn phải cho trẻ ăn đa dạng. Trong những ngày trẻ ốm việc cho trẻ ăn có thể khó khăn hơn nên cần chia nhỏ bữa, không ép trẻ ăn quá nhiều một bữa ăn vì trẻ sẽ dễ bị nôn trớ.

Thứ hai là việc bù nước cho trẻ, đối với trẻ mắc COVID-19 có kèm theo sốt hoặc tiêu chảy, có thể cho trẻ uống thêm oresol để bù nước điện giải.

Về hạ sốt với trẻ, thông thường trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên phải dùng 2 nhóm thuốc hạ sốt. Nhóm trẻ này có thể sốt cao nhưng chưa được phát hiện, nhất là trong mùa đông, trẻ sơ sinh hoặc trẻ bú mẹ được ủ nhiều quần áo nên cần chú ý phát hiện khi trẻ sốt, tránh hiện tượng sốt co giật.

Bà mẹ hoặc người chăm sóc phải chú ý dấu hiệu nặng của trẻ: ví dụ trẻ bỏ bú, li bì, trẻ thở nhanh, trẻ có rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoàn toàn, nổi vân tím, chân tay lạnh, trẻ tím tái là những dấu hiệu phải đưa trẻ đến viện ngay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước