Vĩnh Long:

Tưới nhầm nước mặn cho cây, người dân thiệt hại hàng tỷ đồng

Diệp Phong-Thứ hai, ngày 27/05/2024 10:01 GMT+7

VTV.vn - Nhiều diện tích vườn cây ăn trái, cây kiểng của hàng chục hộ dân xã Bình Hòa Phước bị chết bất thường, nghi do nguồn nước bị nhiễm mặn.

Những tháng gần đây, nhiều diện tích vườn cây ăn trái, cây kiểng của hàng chục hộ dân xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long bị suy kiệt, chết bất thường. Nhà vườn nghi ngờ cây chết do nguồn nước bị nhiễm mặn.

Điều đáng nói, tỉnh Vĩnh Long nằm rất xa các cửa sông và chỉ bị xâm nhập mặn trong những năm khô hạn gay gắt nhất như năm nay.

Tuy nhiên vùng bị xâm nhập mặn, cây cối lại không chết. Trong khi xã Bình Hòa Phước không bị mặn xâm nhập lại có hiện tượng cây ăn trái chết vì nhiễm mặn.

Từng nhát cưa như đứt từng đoạn ruột, cây mai vàng cổ thụ trị giá 400 triệu đồng giờ thành đống củi vụn.

Vườn mai tiền tỷ của anh Hưng (xã Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long), cây bị chết, cây bị suy kiệt nghiêm trọng. Tìm hiểu nhiều nơi, anh Hưng được biết là mình đã tưới nhầm nước mặn cho cây mai.

Tưới nhầm nước mặn cho cây, người dân thiệt hại hàng tỷ đồng - Ảnh 1.

Vườn mai tiền tỷ của anh Hưng (xã Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long), cây bị chết, cây bị suy kiệt nghiêm trọng.

"Nó nhiễm mặn là nó hư. Nó hoại tử. Thân cây như thế này khó khắc phục", anh Lê Thành Hưng chia sẻ.

Những cây chôm chôm gần 30 năm tuổi, nhưng nhà vườn cũng đành phải đốn hạ, bởi nền đất đã nhiễm mặn, cây chết từ trong lõi chết ra, không còn cách nào để cứu chữa.

Bốn công chôm chôm là sinh kế chính của gia đình bà Sáu (xã Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long) suốt hàng chục năm qua.

Độ mặn trong các con mương vào tháng 4 vừa qua lên đến 0,8‰. Với độ mặn này, cây không thể sống. Tuy nhiên, người dân không biết nên đã lấy nước nhiễm mặn tưới cây. 68 hộ dân xã Bình Hòa Phước với hàng chục ha mai vàng, sầu riêng và chôm chôm bị thiệt hại nặng nề.

"Trồng lại bây giờ cây cũng không phát triển. Nó cao lên khoảng 1m là nó vàng lá", anh Trương Hữu Sang, xã Bình Hòa Phước, Long Hồ, Vĩnh Long, cho biết.

Mặn đã ngấm vào lòng đất, để cải tạo phải mất rất nhiều công sức và tiền của. Ở tuổi xế chiều bà Sáu không còn đủ sức và thời gian để gây dựng lại vườn cây.

Nông dân tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bớt khó khăn khi xâm nhập mặn giảm Nông dân tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bớt khó khăn khi xâm nhập mặn giảm

VTV.vn - Nhìn chung, với lượng mưa lớn và việc giảm xâm nhập mặn, nông dân Hậu Giang đang tuân thủ đúng lịch gieo sạ để tránh tác động của mặn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước