Vất vả nghề đội đèn đi cạo "vàng trắng" giữa đêm

Nguyễn Hùng-Thứ ba, ngày 23/06/2020 17:38 GMT+7

VTV.vn - Làm việc một mình giữa bạt ngàn cao su bất kể nắng, mưa nhưng thu nhập cũng chỉ 4 triệu đồng/tháng. Giải pháp nào cho công nhân cao su?

Khi mọi người còn đang say giấc nồng, anh Đặng Xuân Tuyển đã phải rời khỏi nhà để có mặt tại lô cao su bắt đầu công việc cạo mủ. Giữa vườn cao su tĩnh mịch, chỉ có tiếng xe máy và ánh đèn le lói của người công nhân. Đồ nghề dụng cụ của công nhân cao su chỉ có một lưỡi cạo, một giỏ nhỏ đeo bên hông để đựng mủ dây và vật dụng quan trong nhất là chiếc đèn cạo đeo trên trán.

Anh Tuyển được giao trông coi và khai thác khoảng 3 ha cao su, được chia thành 3 lô. Có ngày, anh khai thác mủ cho gần 2 ha, tương đương khoảng 700 cây. Anh sẽ phải mất ít nhất 3 giờ đồng hồ mới cạo xong số cây này.

Trong bóng đêm đen kịt giữa hàng chục ngàn ha cao su cũng có hàng ngàn người đang cần mẫn khai thác từng giọt mủ trắng như anh Tuyển. Cạo đèn là hình thức cạo mủ cao su vào ban đêm, hiện nay hình thức cạo đèn không được khuyến khích tuy nhiên một số công ty cao su vẫn áp dụng cạo đèn vì sẽ cho lượng mủ nhiều hơn. Với người công nhân, việc cạo mủ vào ban đêm sẽ khó khăn vất vả hơn rất nhiều.

Cạo mủ xong cũng đã tới 7h, công nhân quay lại tiến hành trút mủ và vận chuyển tới điểm tập kết. Phải tới 11h, khi xe chuyên trở đưa hết lượng mủ cao su được khai thác lên xe mới là lúc kết thúc công việc.

Vất vả nghề đội đèn đi cạo vàng trắng giữa đêm - Ảnh 1.

Thu nhập bấp bênh từ nghề cạo mủ cao su

Bình quân, mỗi công nhân được giao quản lý khai thác 2-3 ha cao su. Một công nhân thực hiện công việc khai thác mủ cao su trong khoảng 8-10 tháng, được khoảng hơn 2 tấn mủ cao su/ha/năm. Họ hoàn thành nhiệm vụ khai thác hơn 6 tấn mủ cao su/năm.

Theo thống kê của của công ty, thu nhập trung bình của công nhân được 6-8 triệu đồng/tháng. Còn thực tế với những công nhân khai thác mủ cao su trực tiếp, họ cố gắng lắm cũng chỉ duy trì mức lương từ 4-6 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập công nhân khoảng 55 triệu đồng/năm. Lao động vất vả, thu nhập không tăng còn sụt giảm, nhiều công nhân đang vật lộn với cuộc sống khi giá cả thị trường nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng.

Theo số liệu thống kê, mỗi ha cao su cho sản lượng mủ trung bình 2 tấn/năm với giá bán bình quân 30 triệu đồng/tấn sẽ thu về khoảng 60 triệu đồng, trừ các chi phí, mỗi ha chỉ thu lợi nhuận được khoảng 5 triệu đồng/năm. Khi giá mủ cao su ngày càng bấp bênh, để đảm bảo nguồn thu, các công ty cao su đã phải tìm nhiều giải pháp để duy trì nguồn thu, ổn định đời sống người lao động.

Vất vả nghề đội đèn đi cạo vàng trắng giữa đêm - Ảnh 2.

Giải pháp nào cho đời sống công nhân cao su?

2,5 tấn mủ/ha/năm là sản lượng cao nhất khai thác được tại Nông trường Minh Hưng, nếu số diện tích đạt sản lượng cao càng lớn thì nguồn thu sẽ tăng và công nhân cũng cải thiện được thu nhập, do vậy áp dụng sáng kiến để tăng năng suất, sản lượng là giải pháp rõ nhất thời điểm này.

Một số đơn vị khác như công ty cao su Đồng Phú chỉ duy trì hơn 6.000 ha cây cao su khai thác trong tổng số hơn 10.000 ha công ty quản lý. Hướng đi song song đã và đang được thực hiện là phát triển khu công nghiệp và chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao.

Phải chuyển đổi sang các lĩnh vực khác để tăng nguồn thu, bù đắp cho người lao động cho thấy công nhân khai thác mủ khó có thể cải thiện thu nhập từ công việc truyền thống này. Cây cao su từng là cây công nghiệp chủ lực mạng lại nguồn thu rất lớn, tuy nhiên, khi giá cao su sụt giảm, công nhân theo nghề cũng mai một dần thời hoàng kim của loại cây được ví như "vàng trắng" cũng dần nhạt nhòa theo.

Quảng Trị người trồng cao su gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 Quảng Trị người trồng cao su gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19

VTV.vn - Thị trường cao su ở tỉnh Quảng Trị cơ bản bị đóng băng do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước