Việc làm cho người khuyết tật giữa dịch COVID-19

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 18/04/2021 07:30 GMT+7

VTV.vn - Việc làm là thách thức lớn của người khuyết tật trong đại dịch COVID-19 nhưng họ vẫn có thể tìm thấy cơ hội trong những nguy cơ.

Lên mạng xã hội để đăng bài và theo dõi tình hình kinh doanh mặt hàng thảo mộc, kiểm tra doanh thu trên phần mềm chuyên dụng, những công việc này được anh Nguyễn Đình Lân dễ dàng thực hiện mỗi ngày nhờ phần mềm đọc chữ dành cho người khiếm thị.

Vốn là kỹ thuật viên trị liệu nhưng do những quy định phòng chống dịch COVID-19, cơ sở tẩm quất, xoa bóp, bấm huyệt của anh đã có giai đoạn phải đóng cửa, thu nhập của anh Lân đã sụt giảm hơn 70%.

Tuy nhiên, nhờ tham gia khóa học Khởi nghiệp và Kinh doanh trực tuyến trong 3 tháng, anh đã có hướng đi mới trong công việc để thích ứng tình hình dịch bệnh, từ đó ổn định nguồn thu nhập mỗi tháng.

Việc làm cho người khuyết tật giữa dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Lớp Khởi nghiệp và kinh doanh trực tuyến do Hội Người mù tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP và Chính phủ Nhật Bản. Khóa đào tạo thu hút 22 học viên tham gia.Ngoài kiến thức kinh tế, marketing, kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, học viên còn được đào tạo kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh và máy tính để bán hàng trực tuyến.

Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề, Hội người Mù TP Hà Nội cho biết: "Sau hơn 3 tháng đào tạo, bước đầu kết quả rất khả quan. Có những người chưa từng bán hàng online bao giờ thì đã mạnh dạn giới thiệu sản phẩm. Có những người thu nhập bán hàng online chỉ đạt được 1,2 - 2 triệu đồng/tháng nhưng sau khóa học này, họ đã có khởi sắc và thu nhập xấp xỉ 5 triệu đồng/tháng".

Những người khuyết tật có đôi tay linh hoạt có thể thử sức với công việc chỉnh sửa ảnh. Trong dịch COVID-19, khóa đào tạo chuyên sâu về chỉnh sửa ảnh vẫn được Trung tâm Nghị lực sống tổ chức với sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam. Trong thời gian khoảng 6 tháng diễn ra khóa học, phương pháp đào tạo có sự thay đổi để thích ứng với tình hình dịch bệnh.

"Nhu cầu công việc liên quan đến kỹ thuật số sẽ tăng cao là cơ hội tìm thấy trong đại dịch COVID-19. Bởi vậy, chúng tôi đã xây dựng các khóa đào tạo liên quan đến việc làm số như nghề chỉnh sửa ảnh hay marketing trên nền tảng số dành cho người khuyết tật với nhiều dạng tật khác nhau. Từ đó, họ có năng lực và tự tin tìm kiếm việc làm phù hợp", bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam chia sẻ.

Với khả năng ứng phó nhanh chóng của Chính phủ với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, sự thích ứng của người khuyết tật, nỗ lực của cả cộng đồng, người khuyết tật tại Việt Nam đã từng bước phục hồi trong dịch COVID-19 và không ai bị bỏ lại phía sau.

96% người khuyết tật lo mất an toàn tài chính, 30#phantram bị mất việc làm thời COVID-19 96% người khuyết tật lo mất an toàn tài chính, 30% bị mất việc làm thời COVID-19

VTV.vn -Đây là đánh giá nhanh của UNDP trong giai đoạn COVID-19 hoành hành, đáng nói, 30% bị mất việc làm, và gần 60% bị cắt giảm thu nhập do tác động của COVID-19.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước