Vướng mắc trong ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học

Hà Bình, Chí Trung, Đình Hưng-Thứ ba, ngày 06/06/2023 20:02 GMT+7

VTV.vn - Thực tế, việc đưa những kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống vẫn còn hạn chế.

Đề tài nghiên cứu cây trồng chỉnh sửa gen như lúa, sắn hoàn thành đã 3 năm nay nhưng chưa được trồng thử nghiệm. Lý do chưa có quy chế về việc sử dụng những sản phẩm từ cây trồng chỉnh sửa gen. Hiện 100% kết quả nghiên cứu về cây trồng chỉnh sửa gen ở Việt Nam chỉ có phạm vi phòng thí nghiệm.

Vướng mắc trong ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

Viện Khoa học Vật liệu nghiên cứu hàng trăm đề tài 1 năm, hầu hết chỉ quanh quẩn trong phòng thí nghiệm. Muốn chuyển giao phải định giá sản phẩm. Nếu định giá cao, doanh nghiệp sẽ không mua, còn định giá thấp mà sản phẩm sau đó mang lại hiệu quả kinh tế cao thì nhà khoa học có thể bị quy trách nhiệm làm thất thoát tài sản Nhà nước. Đây là vướng mắc chung của tất cả Viện, trường, Đại học trên cả nước.

Vướng mắc trong ứng dụng kết quả nghiên cứu là thực trạng nhiều năm nay. Giá trị từ việc chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm chỉ chiếm khoảng 30% tổng ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ, một sự lãng phí lớn ngân sách Nhà nước.

Nghị định 109 với chính sách mở, giúp nhà khoa học khi nghiên cứu sản phẩm chất lượng tốt, có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đó. Nhưng Luật Cán bộ công chức, viên chức hiện nay không cho phép công chức và viên chức trong các cơ sở giáo dục đại học công lập tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân. Nếu không gỡ được các nút thắt thì thị trường khoa học - công nghệ Việt Nam khó có cơ hội phát triển mạnh thời gian tới.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước