"Xây dựng bản đồ cảnh báo là cách phòng tránh sạt lở hữu hiệu nhất mùa mưa bão"

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 02/08/2015 15:21 GMT+7

VTV.vn - Đó là chia sẻ của TS. Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hiện tượng sạt lở đất là một trong những hiện tượng nguy hiểm, rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão. Những sự cố về sạt lở đất ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dân và sự phát triển kinh tế của địa phương.

Để có thêm thông tin về các dấu hiệu nhận biết cũng như cách thức phòng tránh và ứng phó với hiện tượng này, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

TS Trần Tân Văn cho biết: "Tất cả khu vực đồi núi, những nơi có địa hình dốc, đặc biệt là những khu vực sườn dốc được làm dốc hơn một cách nhân tạo đều có nguy cơ sạt lở khi mưa to, mưa kéo dài. Theo các nghiên cứu của chúng tôi, đối với những trận mưa kéo dài khoảng từ 5 ngày đến 1 hoặc 2 tuần, đặc biệt là những trận mưa có cường độ lên tới hơn 100mm/ngày, tín hiệu cảnh báo sạt lở đều phải được phát".

"Hiện tượng sạt lở đất đá thường xảy ra bất ngờ. Do vậy, cách tốt nhất để phòng tránh là xây dựng các bản đồ hiện trạng, bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở" - TS Trần Tân Văn cho biết thêm.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước