Nhiều phụ huynh khi thấy con có biểu hiện viêm họng, sỏ mũi, nổi mẩn đỏ thì đã nhầm với bệnh viêm họng sổ mũi. Vì thế tới khi con sốt cao lâu ngày mới đưa đi khám. Trong 4 tháng đầu năm, hơn 900 trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng đã được nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú tại các bệnh viện nhi của thành phố
Tuy 80% là ở thể nhẹ, có thể điều trị tại nhà trong khoảng 8-10 ngày nhưng bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng rất nặng. Theo các bác sĩ, một số dấu hiệu cảnh báo nặng như trẻ giật mình sốt cao, uống thuốc mà không hạ sốt, thở bất thường, loạng choạng đi đứng không vững. Khi đó các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ vào viện.
Do đó, phòng ngừa dịch bệnh ngay từ sớm là điều rất quan trọng, không để dịch bùng phát và nhất là không để gây tử vong. Các chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên thường xuyên làm sạch môi trường sống, khử trùng đồ chơi, rửa tay với xà phòng nhằm tránh được virus viêm đường ruột lây lan gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!