Lạm phát Mỹ tăng kỷ lục có đáng ngại?

Lê Minh (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ sáu, ngày 14/05/2021 13:03 GMT+7

VTV.vn - Lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong 7 tháng đầu của năm tài khóa 2021. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chưa nên quá lo lắng và hãy kiên nhẫn.

Khoảng cách thu - chi ngân sách của Mỹ trong 7 tháng đầu năm tài khóa 2021 đã tăng lên mức kỷ lục khi chi tiêu liên bang tiếp tục vượt quá nguồn thu từ thuế, dù cũng đang gia tăng, khi nền kinh tế phục hồi từ cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19, thông tin được tờ Tạp chí phố Wall đưa ra hôm 12/5 vừa qua.

Cụ thể, thâm hụt ngân sách Chính phủ Mỹ từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021 đã tăng 1,9 ngàn tỷ USD, tương đương 30% so với cùng kỳ năm 2020. Chi tiêu chính phủ đã tăng 22%, lên mức kỷ lục 4,1 ngàn tỷ USD.

Trong khi đó, các khoản thu từ thuế chỉ tăng 16%, tương đương 2,1 ngàn tỷ USD. Tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ 12 tháng qua là 2,7 ngàn tỷ USD, bằng 12,2% GDP.

Một bài viết khác cũng trên tờ Tạp chí phố Wall cho biết, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ cũng tăng lên mức kỷ lục vào tháng 4 vừa qua.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020, tăng mạnh so với mức tăng 2,6% hồi tháng 3 vừa qua.

Lạm phát Mỹ tăng kỷ lục có đáng ngại? - Ảnh 1.

Các chuyên gia kinh tế khuyên rằng, nếu không quá cấp thiết, người tiêu dùng nên tạm hoãn mua sắm cho tới khi giá cả bình ổn trở lại. (Ảnh minh họa: AP)

Giá ô tô đã qua sử dụng tăng 10% so với tháng 3, mức tăng hàng tháng cao kỷ lục. Giá thực phẩm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá dịch vụ ăn uống tại nhà hàng tăng 3,8%. Giá thuê xe ô tô đã tăng 82% và giá vé máy bay tăng tới 9,6%.

Theo tờ Bưu điện Washington, giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với các kế hoạch kinh tế của Tổng thống Joe Biden. Còn tờ Thời báo New York cho biết điều này đặt ra mối nghi ngại về khả năng lạm phát có thể lên tới mức khiến các hộ gia đình kiệt quệ và tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nhiều yếu tố chỉ mang tính tạm thời.

Theo Thời báo New York, nguyên nhân chính là do nhu cầu đối với tất cả các mặt hàng hóa và dịch vụ đều tăng mạnh trong khi nguồn cung phục hồi chậm chạp. Bài viết ví nền kinh tế như cỗ máy đã ngừng chạy trong cả năm và có một số bộ phận bị han gỉ.

Còn theo tờ Tạp chí phố Wall, chỉ số lạm phát hiện tăng cao là do được so sánh với số liệu cùng kỳ năm 2020, khi đại dịch mới bùng phát, giá cả các mặt hàng giảm mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng tụt giảm.

Vì vậy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng như các nhà phân tích cho rằng sự gia tăng lạm phát cũng như chỉ số giá tiêu dùng hiện tại mới chỉ mang tính tạm thời và cần tiếp tục kiên nhẫn trước khi đưa ra bất kỳ một điều chỉnh chính sách nào. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế khuyên rằng, nếu không quá cấp thiết, người tiêu dùng nên tạm hoãn mua sắm cho tới khi giá cả bình ổn trở lại.

Lạm phát tăng cao: Dường như mọi thứ đang đắt hơn ở Mỹ Lạm phát tăng cao: Dường như mọi thứ đang đắt hơn ở Mỹ

VTV.vn - Lạm phát trong tháng 3 vừa qua của nền kinh tế Mỹ đã tăng cao. Đây là điều đã nằm trong dự đoán của các nhà hoạch định chính sách cũng như thị trường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước