Thất thoát vốn Nhà nước: Câu chuyện buồn của kinh tế Việt Nam năm 2017

Đặng Tú (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 13/01/2018 21:26 GMT+7

VTV.vn - Kinh doanh yếu kém không chỉ làm suy yếu khu vực DNNN mà còn để lại hậu quả nặng nề cho cả nền kinh tế, làm méo mó hình ảnh và vai trò của kinh tế Nhà nước.

Từng được coi là những tài sản đáng giá, sẽ tạo nên viễn cảnh tươi đẹp cho nền kinh tế khi được khởi công khoảng 10 năm trước nhưng nhiều dự án của những tập đoàn, DNNN lại trở thành gánh nặng.

Phần lớn đều cùng những lý do giống nhau như tổng mức đầu tư đều tăng so với mức được phê duyệt, tiến độ kéo dài, tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thiếu vốn và khó khăn về thị trường tiêu thụ… Cho dù đã có những phương án xử lý các dự án thua lỗ này, tuy nhiên, việc mất vốn đầu tư hàng nghìn tỷ là khó tránh khỏi.

Thất thoát vốn Nhà nước: Câu chuyện buồn của kinh tế Việt Nam năm 2017 - Ảnh 1.

Vụ án Vinashinlà một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay.

Năm 2009-2010, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) đứng trước bờ vực phá sản, nợ phải trả lên tới 86.000 tỷ đồng, sản xuất đình trệ, 17.000 công nhân chuyển việc, bỏ việc.

Chỉ riêng các doanh nghiệp của Bộ Công Thương đã có tới 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ. Tổng tài sản của 12 nhà máy được tính là trên 63.000 tỷ đồng nhưng đến nay, tổng số nợ lũy kế đã lên tới hơn 16.000 tỷ đồng. Những hệ lụy cho nền kinh tế từ những dự án nghìn tỷ thua lỗ này giờ vẫn chưa thể tính hết được.

Thất thoát vốn Nhà nước: Câu chuyện buồn của kinh tế Việt Nam năm 2017 - Ảnh 2.

PVTex "đắp chiếu" dự án xơ sợi 7.000 tỷ đồng.

Không chỉ Bộ Công Thương, mà hàng loạt các bộ khác cũng có các doanh nghiệp đầu tư thua lỗ. Trong số đó, phần lớn là đầu tư ngoài ngành, theo trào lưu.

Theo các nhà phân tích, quản lý các DNNN vẫn chưa thoát khỏi sự chồng chéo, đôi khi dẫn đến lạm quyền, vì thế, nên tách các doanh nghiệp ra khỏi bộ chủ quản để tránh việc can thiệp hành chính

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần phải xác định đúng vai trò, định hướng phát triển của các DNNN, đẩy mạnh cổ phần hóa nhằm phát huy hiệu quả của khối doanh nghiệp tư nhân.

Hiện các bộ ngành cũng đang rốt ráo để giải quyết những khoản đầu tư thua lỗ của các DNNN. Tuy nhiên, dù giải pháp như thế nào cũng khó có thể tránh được việc mất vốn.

Quản lý vốn Nhà nước: Đã đến lúc cần một mô hình mới? Quản lý vốn Nhà nước: Đã đến lúc cần một mô hình mới? Cá nhân phải đền bù nếu để thất thoát vốn Nhà nước   Cá nhân phải đền bù nếu để thất thoát vốn Nhà nước Số phận 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ sẽ ra sao? Số phận 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ sẽ ra sao?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước