Từ vụ hồ sơ Panama: “Minh bạch hóa thông tin vẫn xa vời với quốc gia kém phát triển”

Toàn cảnh thế giới-Chủ nhật, ngày 17/04/2016 13:39 GMT+7

PGS.TS Phạm Quang Minh bàn luận về vụ hồ sơ Panama trong chương trình Toàn cảnh thế giới.

VTV.vn - Đó là nhận định của PGS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV khi đề cập về hành động của các quốc gia trên thế giới đối với vụ hồ sơ Panama.

Vụ hồ sơ Panama vẫn đang tiếp tục "nóng" khi có thêm các chính trị gia phải ra đi, các nhà điều tra vẫn đang vào cuộc và công chúng vẫn đang sững sờ bởi quy mô của sự việc. Ngay sau khi "quả bom" gây chấn động này diễn ra, các nhà lãnh đạo thế giới đều đồng tình coi vụ hồ sơ Panama như một sự thức tỉnh về vấn đề trong sạch của bộ máy quản lý cũng như hệ thống tài chính thế giới.

PGS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định: "Trong vụ hồ sơ Panama vừa qua, các nước của Liên minh châu Âu (EU) đã hành động rất nhanh chóng vì đó là các quốc gia có nền kinh tế cùng trình độ phát triển, có sự gắn kết chặt chẽ nên chính sách, hướng giải quyết cũng được đưa ra nhanh chóng. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển hay kém phát triển hơn, họ tỏ ra dè dặt hơn trong vấn đề này do trình độ, năng lực quản lý, văn hóa. Do đó, việc minh bạch hóa thông tin dường như vẫn còn là điều xa vời với các quốc gia kém phát triển".


PGS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Phạm Quang Minh, "quả bom" mang tên hồ sơ Panama còn gây tác động rất lớn đến cuộc sống nói chung của người dân trên thế giới. Ông cho rằng: "Sự phẫn uất, bất bình của người dân ở nhiều quốc gia đã hiện lên rất rõ ràng sau vụ việc. Đặc biệt, ở Iceland, dù đây là một quốc gia nhỏ nhưng hàng trăm nghìn người dân đã đổ xuống đường biểu tình, kết quả là Thủ tướng của Iceland phải từ chức. Từ đó, chúng ta thấy ngày nay, việc lãnh đạo ở các quốc gia đòi hỏi phải có tính minh bạch, trách nhiệm, giải trình và quan trọng là phải có nền quản trị tốt, đem lại lợi ích cho người dân".

PGS.TS Phạm Quang Minh cũng đánh giá, vụ hồ sơ Panama chính là nguyên nhân quan trọng khiến dự báo về kinh tế thế giới 2016 trở nên ảm đạm. Ông khẳng định: "Vụ việc là nguyên nhân khiến kinh tế thế giới chắc chắn chưa thoát được khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 10 năm nay. Kinh tế thế giới bị ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính từ năm 2008 – 2009. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để khôi phục nền kinh tế nhưng lại có quá nhiều yếu tố, nhiều sự kiện tác động. Đặc biệt, vụ hồ sơ Panama dường như khiến kinh tế thế giới quay ngược trở lại giai đoạn của cuộc khủng hoảng trước đó".

Để lắng nghe cuộc trao đổi của PGS.TS Phạm Quang Minh về vụ hồ sơ Panama trong chương trình Toàn cảnh thế giới, mời quý vị theo dõi video dưới đây:

Quyền Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha từ chức vì Hồ sơ Panama Quyền Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha từ chức vì Hồ sơ Panama

VTV.vn - Ngày 15/4, quyền Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria đã từ chức, sau khi ông có tên trong vụ rò rỉ Hồ sơ Panama.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước