Tố cáo nặc danh hay chính danh?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 23/04/2017 16:35 GMT+7

VTV.vn - Mục "Ý bạn thế nào" trong chương trình "90 phút để hiểu" tuần này đã phân tích, bàn luận xung quanh vấn đề: Tố cáo nên là nặc danh hay chính danh?

Rất nhiều đơn thư tố cáo nặc danh mang tính chất bôi nhọ, vu khống. Nhưng nếu đơn tố cáo có danh, lại chưa có cơ chế để bảo vệ người tố cáo không bị trù dập. Vậy có nên xem xét đơn tố cáo nặc danh hay không?

Trả lời câu hỏi này, trên Fanpage chính thức của Ban Thời sự tại địa chỉ facebook.com/thoisuvtv, đa số ý kiến cho rằng nên xem xét xử lý đơn thư tố cáo nặc danh, bởi nếu bỏ việc xem xét sẽ bỏ lọt tội phạm.

Trong phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tố cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cũng nhận định: "Nếu không xem xét, xử lý tố cáo nặc danh sẽ dẫn đến bỏ qua nhiều vụ việc. Bởi những vụ việc gần đây cho thấy có trường hợp chỉ là một hiệu trưởng có vấn đề nhưng giáo viên đã không dám nói khác, chưa nói đến chuyện tố cáo" .

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: "Về nguyên tắc không xem xét các đơn nặc danh. Tuy nhiên, nếu các đơn thư có nội dung, bằng chứng cụ thể, rõ ràng thì cần phải được xem xét. Bởi việc xem xét này để phục vụ công tác, quản lý lãnh đạo ở đơn vị có đơn thư tố cáo, trong trường hợp cần thiết sẽ có kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất... Đơn nặc danh mà vứt vào sọt rác là chưa hết trách nhiệm".

Tố cáo nặc danh hay chính danh? - Ảnh 1.

Trong khi đó, vẫn có một số ý kiến ngược lại với quan điểm trên. Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết: "Hiện có 2 loại ý kiến khác nhau đối với tố cáo nặc danh. Báo cáo của Chính phủ cho biết, những năm qua, các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Trong số này tố cáo sai chiếm 59,3%, còn lại 28,3% có đúng, có sai. Vì vậy, nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết".

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt cũng có quan điểm cho rằng: "Vấn đề tố cáo nặc danh có cả hai mặt ưu điểm và nhược điểm và không nên xem xét giải quyết tố cáo nặc danh, vì trong bối cảnh hiện nay sẽ làm "loạn cả đất nước".

Tố cáo nặc danh hay chính danh? - Ảnh 2.

Đại tá Đinh Đình Phú (trái) và ông Lê Tiến Đạt (phải) trong chương trình 90 phút để hiểu.

Trao đổi về vấn đề này trong chương trình 90 phút để hiểu, ông Lê Tiến Đạt, Phó Trưởng ban Tiếp dân Trung ương cho biết: "Tố cáo nặc danh thường xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là, từ tâm lý của người tố cáo lo ngại bị trả thù, trù dập, đe dọa. Hai là, một số người tố cáo có động cơ không lành mạnh, mục đích không tốt như bôi nhọ, hạ bệ... Tuy nhiên, nếu hoàn toàn không xem xét tố cáo nặc danh thì có thể sẽ bỏ qua một nguồn thông tin quan trọng rất quan trọng trong phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật".

Đại tá Đinh Đình Phú - người đã dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng tố cáo nhũng một số quan chức ở Đồ Sơn, Hải Phòng nhiều năm trước (tố cáo chính danh) - khẳng định: "Động cơ tố cáo phải vì nhà nước, vì quyền và lợi ích hợp pháp của người dân". Theo ông Phú, không nên bỏ qua tố cáo nặc danh nhưng cơ quan thanh tra phải nghe bằng hai tai.

Dưới đây là kết quả thăm dò ý kiến khán giả "Có nên xem xét đơn tố cáo nặc danh hay không?" thông qua fanpage Thời sự VTV và Báo điện tử VTV News:

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước