Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp?

Tạ HiểnCập nhật 19:50 ngày 09/01/2019

Thủ thành Văn Lâm thật sự lỗi vị trí trong tình huống này?

VTV.vn - Thủ thành Văn Lâm đã đứng lệch trong khung gỗ khi cầu thủ Iraq sút phạt thành bàn phút 90. Nhưng đây có phải là lỗi vị trí của thủ môn số 1 ĐT Việt Nam?

ĐT Việt Nam đáng ra đã có trận ra quân thuận lợi tại Asian Cup 2019 nếu như không chịu thủng lưới ở phút 90 với pha sút phạt thành bàn của Ali Adnan giúp ĐT Iraq giành chiến thắng 3-2 đầy kịch tính.

Đây cũng là tình huống gây tranh cãi đối với người hâm mộ Việt Nam khi thủ thành Đặng Văn Lâm đứng lệch khá xa so với đường bay của quả bóng đi vào lưới nên không thể ngăn chặn kịp thời. Cú sút phạt của Adnan cũng là lần thứ 2 trong vòng 1 tháng qua, thủ thành số 1 của ĐT Việt Nam nhận bàn thua từ các quả phạt cố định.

ĐT Iraq 3-2 ĐT Việt Nam: Ali Adnan Kadhim sút phạt đẹp mắt ghi bàn cho ĐT Iraq (90')

Vậy thực chất Văn Lâm có mắc lỗi vị trí hay hay không trong tình huống này? Dù chưa có một nghiên cứu khoa học đầy đủ nào về vị trí đứng của thủ môn trong các quả đá phạt cố định nhưng việc "người gác đền" đứng lệch cầu môn là điều hết sức bình thường trong thế giới bóng đá.

Hãy cùng xem lại tình huống Cristiano Ronaldo lập siêu phẩm vào lưới ĐT Tây Ban Nha tại World Cup 2018. Trong pha bóng này, một trong những thủ môn xuất sắc nhất thế giới hiện nay là David De Gea cũng phải đứng lệch khá xa so với hàng rào và đành phải đứng nhìn bóng vào lưới khi đường đi của quả bóng là quá khó.

Ronaldo sút phạt đẳng cấp gỡ hòa 3-3 cho ĐT Bồ Đào Nha

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 3.

De Gea không thể làm gì trước cú sút của Ronaldo

Nhưng ở một tình huống tương tự vào năm 2012, thủ thành người Tây Ban Nha cũng đứng lệch vị trí nhưng vẫn xuất sắc cản phá cú sút phạt đẹp của người đồng đội hiện tại ở Manchester United là Juan Mata – cũng là một chuyên gia đá phạt.

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 4.

Nhưng cũng ở 1 tình huống đứng lệch, De Gea di chuyển sớm và xuất sắc cản phá cú sút của Mata

Không chỉ De Gea, dù là Neuer, Casillas hay rất nhiều thủ môn trên thế giới cũng đều lựa chọn phương án đứng lệch về cột xa trong các pha đá phạt trực tiếp của đối phương. Vì sao họ lại quyết định như vậy?

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 5.

Casillas...

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 6.

...hay Neuer cũng đều có xu hướng đứng lệch khung thành

Hãy nhìn vào phân tích hình học từ các quả đá phạt trực tiếp. Mọi quyết định sắp xếp hàng rào, vị trí đứng của thủ môn sẽ phụ thuộc vào điểm đá phạt K. Từ đó, thủ môn ở vị trí thuận lợi về tầm nhìn sẽ giúp các đồng đội xây dựng hàng rào W để đảm bảo khoảng cách KX theo yêu cầu của trọng tài. Thông thường, thủ môn sẽ cần gióng từ điểm K đến cuối hàng rào để chọn vị trí G cần đứng.

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 7.

Phân tích hình học từ các quả đá phạt trực tiếp (Ảnh: maths.org)

Vị trí G này sẽ có những lợi ích như sau. Đầu tiên, thủ môn sẽ có thể nhìn cách di chuyển và dứt điểm của người sút phạt mà không bị hàng rào che mắt, qua đó phán đoán hướng đi của bóng. Thứ hai, ở vị trí G, thủ môn cũng có thể che đi phần khung thành bên tay không thuận mà vẫn có thể di chuyển và bay người cản phá nếu bóng bay về bên tay thuận. Tất nhiên, khi đứng lệch khung thành, thủ môn để lộ ra khoảng trống lớn bên góc gần và đây chính là bài toán khó đối với bất kỳ người gác đền nào. Thực tế, hàng rào được dựng nên gồm các cầu thủ to cao để ngăn chặn các cú sút về phía góc gần cầu môn. Nếu bóng vượt qua hàng rào thì chỉ có sự xuất sắc của thủ môn mới có thể ngăn chặn bàn thua.

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 8.

Thủ môn đứng giữa cũng không thể kiểm soát khoảng không ở cả 2 góc cao khung thành (Ảnh: maths.org)

Không ít người xem trận đấu hôm qua đặt câu hỏi: Tại sao thủ môn không đứng giữa để có thể đổ người cả 2 bên khung thành tốt như nhau? Tuy nhiên, nếu thủ môn đứng giữa thì người sút phạt sẽ có rất nhiều lựa chọn để ghi bàn. Thứ nhất, khung thành thường có chiều rộng lên tới hơn 7m trong khi tầm với của các thủ môn chỉ khoảng 2-3m nên cầu thủ sút phạt có thể lựa chọn cả 2 góc cao khung thành để dứt điểm thay vì lựa chọn thường thấy là sút góc gần. Hơn nữa, thủ môn đứng giữa sẽ bị hàng rào W che khuất dẫn đến di chuyển muộn hoặc phán đoán sai. Tình huống Văn Lâm bị Safawi chọc thủng lưới trong trận chung kết lượt đi chính là kết quả do việc phán đoán sai hướng bóng khi bị khuất tầm nhìn.

ĐT Malaysia 2-2 ĐT Việt Nam: Safawi sút phạt đẹp mắt gỡ hòa (60')

Trở lại với tình huống Ali Adnan sút phạt vào lưới ĐT Việt Nam. Thủ thành Đặng Văn Lâm đứng lệch về phía phải khung gỗ với trước mặt là hàng rào 5 cầu thủ Việt Nam. Tuy nhiên, ĐT Iraq tỏ ra khôn ngoan khi cài thêm 3 cầu thủ áo trắng để làm dày hàng rào khiến cho thủ thành Văn Lâm bị khuất tầm nhìn.

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 10.

Thủ môn Văn Lâm bị chắn tầm nhìn bởi hàng rào có tới 8 cầu thủ

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 11.

Và anh đã không thể với tới bóng sau cú sút phạt gần như hoàn hào của Adnan

Khi phát hiện ra ý đồ của Ali Adnan, Văn Lâm di chuyển về góc trái nhưng thể chạm tay vào bóng khi bóng đi căng và cuộn, chạm nhẹ Văn Hậu qua hàng rào về đúng góc chữ A của cầu môn. Trước đường bay của bóng cực kỳ khó chịu, Văn Lâm và chắc chắn nhiều thủ môn trên thế giới cũng phải chịu thua.

Vì sao nhiều thủ môn, trong đó có Văn Lâm, đứng lệch cầu môn trong các quả phạt trực tiếp? - Ảnh 12.

Phải chăng chỉ có cách này mới giúp Văn Lâm cản phá cú sút của Adnan? (Ảnh: Troll bóng đá)

Bàn thắng của Adnan không chỉ nhờ yếu tố may mắn mà đây là pha bóng đẳng cấp và có tính toán khi anh không ít lần chọc thủng lưới đối phương ở điểm đá phạt trong màu áo Caykur Rizespor hay Udinese.

Do đó, rất khó có thể chê trách Văn Lâm hay các hậu vệ làm hàng rào của ĐT Việt Nam trong pha bóng này. Dù vậy, HLV Park Hang Seo và các trợ lý có thể mổ băng tình huống để tìm ra cách tốt nhất để ngăn chặn các bàn thua từ các pha bóng cố định, tránh những kết quả đáng tiếc như trận đấu gặp Iraq vừa qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!