Vì sao các giải VĐQG thường tổ chức vào dịp cuối năm?

Hoàng Cường (Ban Thể Thao)Cập nhật 22:51 ngày 02/11/2017

VTV.vn - Cuối năm, khi các giải đấu quốc tế đã kết thúc thì cũng là lúc các bộ môn trở nên vô cùng bận rộn với giải VĐQG.

Có rất nhiều giải chứng kiến những khán đài trống vắng, khán giả chẳng mấy quan tâm, còn thành tích chuyên môn của các VĐV thì cũng ko có gì đáng kể?

Phải chăng sau một kì SEA Games, khán giả đã no nê với những huy chương, thì các vdv cũng khá oải. Vậy tại sao các giải VĐQG vẫn thường tổ chức vào dịp cuối năm?      

Tại giải bơi VĐQG 2017, kình ngư Ánh Viên chẳng mất quá nhiều sức cũng giành tới 16 HCV trong tổng số 17 nội dung thi. Còn tại giải điền kinh VĐQG, Tú Chinh không cần đạt phong độ tốt nhất cũng dễ dàng thống trị các nội dung mà mình tham dự.

Các giải VĐQG tổ chức cuối năm như thế này chẳng khác gì là sân chơi để các VĐV đội tuyển gom huy chương, thay vì mang tính chất kiểm tra, tuyển chọn các VĐV tốt nhất đi thi đấu quốc tế. Và sau 1 loạt các giải đấu quốc tế, thì đến thời điểm cuối năm, VĐV cũng không còn nhiều động lực thi đấu, thành tích chuyên môn hầu như không có còn kỉ lục quốc gia cũng vì thế mà ít đi.

Thay đổi theo thế giới là điều nên làm, tuy nhiên, Việt Nam có đặc thù rất riêng. Khi cả thế giới nghỉ Tết dương lịch xong chuẩn bị cho guồng quay mới thì chúng ta mới bắt đầu nghỉ Tết nguyên Đán.

Sự kém hấp dẫn của nhiều giải VĐQG khiến người ta có quyền đặt ra câu hỏi về sự lãng phí của số tiền đầu tư nằm trong kế hoạch hằng năm. Liệu có hay không việc giải ngân thông qua các giải đấu này?

Tổ chức suy cho cùng là tạo ra sự hào hứng cho các vđv và sự chú ý của các khán giả.Biết cách làm và biến giải VĐQG trở thành 1 cuộc tranh tài đúng nghĩa thì thời điểm nào cũng ko còn trở nên quá quan trọng.