Việt Nam đã chuẩn bị kỹ cả về nội dung và nhân sự cho một nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Hội đồng Bảo an là cơ quan quan trọng bậc nhất của Liên Hợp Quốc bởi đây là nơi chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh cho thế giới.
Nếu một sự việc đe dọa tới hòa bình và an ninh, HĐBA sẽ họp quanh một chiếc bàn tròn và có những biện pháp được đưa ra như: kêu gọi các bên kiềm chế; cử các đoàn thương thảo; nếu mọi thứ tệ hơn, HĐBA có thể ra nghị quyết trừng phạt; nếu mọi biện pháp đều không có tác dụng, biện pháp quân sự sẽ được tính tới.
Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, trong đó 5 Ủy viên thường trực (nhóm P5) gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Các quyết định của HĐBA được thông qua khi có sự nhất trí của 5 nước này. Chỉ cần một nước phủ quyết, quyết định sẽ tạm dừng thi hành.
10 thành viên còn lại là Ủy viên không thường trực (nhóm E10) do các nước luân phiên đảm nhiệm, nhưng phải qua đề cử từ khu vực, bỏ phiếu tại Đại hội đồng, với số phiếu ủng hộ là 2/3.
Với số phiếu ủng hộ cao 192/193 phiếu, Việt Nam sẽ thay Kuwait từ ngày 1/1/2020 và ngay tháng đầu tiên của năm, Việt Nam sẽ đảm nhận vị trí chủ tịch luân phiên theo tháng.
Các nước thành viên thuộc nhóm E10 được cho là giữ vai trò điều phối các công việc của HĐBA LHQ là chính. Tuy nhiên, nhóm cũng có những quyền nhất định:
- Là chủ tịch theo tháng, nghĩa là có ảnh hưởng lên việc hoạch định chương trình làm việc trong tháng, có thể đề xuất các nội dung tranh luận;
- Trước khi một nghị quyết được thông qua, nó phải được 9/15 thành viên ủng hộ (dù đó là P5 hay E10);
- Trước khi thành viên mới được nhóm P5 duyệt, cần ít nhất 9/15 phiếu ủng hộ của các thành viên HĐBA;
- Ngoài ra, đó còn quyền lực của sự đoàn kết.
Việt Nam đã trải qua nhiệm kỳ thành công 10 năm trước. Với kinh nghiệm đã có và vị thế đất nước hiện nay, Việt Nam sẽ đảm nhận thành công nhiệm kỳ tiếp theo dù trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và chông gai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!