Ngày 10/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

Tạ Hiển-Thứ ba, ngày 10/11/2020 06:03 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo kết quả thức hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: TTXVN.

VTV.vn - Trong ngày chất vấn thứ 3 của Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ.


Sáng 10/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đây là lần thứ 2 trong nhiệm kỳ, Quốc hội tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Đây cũng là phiên cuối cùng về hoạt động chất vấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nhằm đánh giá lại một cách toàn diện kết quả triển khai các yêu cầu của Quốc hội được nêu trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Để giúp cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi, Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp phiên họp phiên toàn thể của Quốc hội từ 8h00 đến 11h30 ngày 10/11 trên kênh VTV1.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nghị trường "nóng" chuyện đạo đức xã hội, chính sách đồng bào dân tộc, ứng phó với thiên tai...

Tại phiên họp ngày 9/11, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Công an, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công thương, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trực tiếp trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh về việc xây dựng Luật Hành chính công.

Ngày 10/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trả lời chất vấn chiều 9/11. Ảnh: VGP

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Chính phủ xác định 4 mục tiêu lớn: Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần, không để ai bị bỏ lại phí sau; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách so với vùng phát triển; khắc phục những hạn chế, bất cập của các chính sách trước đây; tăng niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.Thời gina qua, mặc dù có nhiều sự đầu tư lớn về nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhưng so với yêu cầu thực tế vẫn chưa đáp ứng được. Đây là sự trăn trở rất lớn. Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội thông qua đề án tổng thể về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để triển khai đề án này. Đây là quyết sách ý Đảng, lòng dân. Dự kiến dầu tư cho đề án là trên 100 nghìn tỷ đồng, trong 10 năm.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã nêu một số giải pháp chính để thực hiện đề án.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trả lời một số đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước về các vấn đề liên quan đến phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Ngày 10/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: TTXVN)

Về lực lượng ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn, trả lời chất vấn của đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị), Phó Thủ tướng cho hay tùy tình huống sự cố, thiên tai cụ thể, Ủy ban Quốc gia hoặc Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huy động các lực lượng tham gia công tác ứng phó và cứu hộ cứu nạn.

Trong đó, quân đội và công an vẫn luôn là lực lượng nòng cốt trong ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bên cạnh đó có sự tham gia tích cực của lực lượng của các bộ, ngành như lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải, kiểm ngư và các lực lượng khác (tàu thuyền của dân).

Đặc biệt là lực lượng tại chỗ ở địa phương. Thời gian qua, các lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của Trung ương và địa phương đã tập trung quyết liệt ứng phó với thiên tai, bão lũ, và đã góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân.

Tuy nhiên, công tác cứu hộ - cứu nạn còn nhiều hạn chế, như đại biểu và cử tri đã nêu. Phó Thủ tướng nêu một số nguyên nhân: Do tính chuyên nghiệp của các lực lượng ứng phó thiên tai, cứu hộ - cứu nạn còn hạn chế; Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và cứu hộ cứu nạn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt khi có tình huống phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa...

Ngày 10/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời chất vấn những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: TTXVN

Trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về tình trạng văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là vấn đề rất lớn, liên quan đến mọi tổ chức, mọi người dân. Bởi vì không ai có thể nói mình không cần tiếp tục tu dưỡng về đạo đức hay tất cả các hành vi ứng xử của mình đều đã là tối ưu, chuẩn mực.

Theo Phó Thủ tướng, thực trạng đạo đức xã hội và ứng xử xuống cấp là có thật. Nhiều hội thảo, nhiều tài liệu đánh giá là xuống cấp đáng báo động, một số mặt nghiêm trọng, thể hiện rõ ở tội phạm, tệ nạn, những hành vi bị đồng tiền chi phối hay gian dối không trung thực. Biểu hiện ở một số giá trị văn hóa truyền thống bị mai một. Nhưng đánh giá thực trạng cần nhìn hai mặt.

Câu chuyện của văn hóa, hình thành văn hóa, đạo đức xã hội là câu chuyện dài hơi của mấy chục năm, trăm năm thậm chí dài hơn. Tình trạng xuống cấp về văn hóa, đạo đức xã hội xuất hiện từ khi chúng ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường, bắt đầu đổi mới thì thấy rõ hơn. Nhưng mặt khác chúng ta không quên và vẫn rất tự hào về những ưu điểm lớn nhất của đạo đức, văn hóa xã hội Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đạo đức xã hội xuống cấp là có thật nhưng cần nhìn 2 mặt Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đạo đức xã hội xuống cấp là có thật nhưng cần nhìn 2 mặt

VTV.vn - Phó Thủ tướng khẳng định, hiện tượng xuống cấp đạo đức là đáng báo động nhưng không vì thế mà nhìn nhận đạo đức xã hội, con người Việt Nam một cách không công bằng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước