Ngày 10/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

VTV News-Thứ bảy, ngày 10/06/2023 06:37 GMT+7

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

VTV.vn - Hôm nay (10/6) là ngày làm việc cuối cùng của đợt 1 kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Trước đó, vào ngày 5/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Việc xây dựng dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về tổ chức tín dụng; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo luật kế thừa quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Đây được xem là thay đổi quan trọng để giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, khi mà Nghị quyết 42 hết hiệu lực.

Dự thảo luật cũng bổ sung thêm tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Một thay đổi quan trọng khác là dự thảo luật cũng tạo điều kiện mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân như đơn giản hóa thủ tục các khoản cho vay tiêu dùng, các khoản cho vay nhỏ lẻ phục vụ đời sống, tạo hành lang pháp lý cho dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt trong việc cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử như cho vay online.

Ngày 10/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Uỷ ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng.

Về tỷ lệ sở hữu cổ phần, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ hơn cơ sở đề xuất các tỷ lệ như tại dự thảo Luật; đánh giá rõ thực trạng sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng để xác định rõ mức độ, nguyên nhân của tình trạng sở hữu chéo để đề xuất giải pháp căn cơ, triệt để và xử lý được tình trạng sở hữu chéo hiện nay. Đồng thời, bổ sung đánh giá tác động của các quy định đối với các cổ đông hiện hữu, nhất là cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ phải giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi luật có hiệu lực; tác động đến thị trường chứng khoán.

Về phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt, Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo rõ thêm về tình hình xử lý các tổ chức tín dụng mua bắt buộc và đặt vào kiểm soát đặc biệt trong thời gian qua (bao gồm cả việc kiểm soát đặc biệt các quỹ tín dụng nhân dân); làm rõ các nguyên nhân của việc chậm trễ trong quá trình triển khai xử lý các ngân hàng mua bắt buộc và ngân hàng đặt vào kiểm soát đặc biệt; lý do chưa đề xuất những biện pháp mạnh như giải thể, phá sản, dẫn đến quy mô huy động vốn trong cư dân ngày càng lớn, tác động càng nhiều đến an toàn hệ thống, Nhà nước phải can thiệp. Từ đó có cơ sở xem xét sự phù hợp của các giải pháp đưa ra đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước