Quỹ đối tác cơ sở hạ tầng toàn cầu mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Việt Cường, Văn Khương, Trung Thành-Thứ ba, ngày 18/04/2023 19:31 GMT+7

VTV.vn - Chiều tối 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Jim Yong Kim, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Phó Chủ tịch Quỹ Đối tác cơ sở hạ tầng toàn cầu (GIP).

Quỹ Đối tác cơ sở hạ tầng toàn cầu (GIP) là quỹ đầu tư tư nhân, đang quản lý khoảng 87 tỷ USD.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện nay Việt Nam đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng. 

Riêng nhiệm kỳ này, nguồn lực huy động cho phát triển hạ tầng giao thông cao gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước và nhu cầu còn rất lớn để tiếp tục đầu tư vào hạ tầng chiến lược, hạ tầng đường cao tốc, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng xanh, chống biến đổi khí hậu và sắp tới là đường sắt tốc độ cao.

Quỹ đối tác cơ sở hạ tầng toàn cầu mong muốn đầu tư vào Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Jim Yong Kim, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Phó Chủ tịch Quỹ GIP bày tỏ ấn tướng với kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, khẳng định niềm tin lớn với Việt Nam - một nền kinh tế mới nổi có sức vươn lên mạnh mẽ. 

Quỹ GIP rất mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, nhất là các lĩnh vực Thủ tướng đã đề cập và sẵn sàng đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam.

Quỹ đối tác cơ sở hạ tầng toàn cầu mong muốn đầu tư vào Việt Nam - Ảnh 2.

Quang cảnh buổi tiếp. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng cho biết, Việt Nam hoan nghênh và sẽ tạo thuận lợi cho Quỹ GIP đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tướng đề nghị quỹ dành cơ chế cho Việt Nam để tiếp cận nhanh, hiệu quả các nguồn vốn với thủ tục đơn giản, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, nguồn nhân lực, quản trị, hoàn thiện thể chế.

Chính phủ sẽ giao các bộ, ngành cụ thể hóa các nội dung hợp tác với Quỹ một cách hiệu quả, thiết thực, phù hợp với nhu cầu, khả năng của hai bên và đúng quy định của pháp luật Việt Nam, trên nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện và đem lại hiệu quả đo lường được".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước