Thủ tướng: Phải có cơ chế, chính sách thu hút người tài vào ngành giáo dục

Việt Cường-Thứ ba, ngày 20/08/2024 21:12 GMT+7

VTV.vn - Với Luật Nhà giáo, Thủ tướng lưu ý phải có cơ chế, chính sách thu hút được người tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết đi dạy ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Ngày 20/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã dành 1 ngày họp để xem xét, cho ý kiến về 6 dự án Luật quan trọng.

Cuộc họp đã thảo luận, cho ý kiến về 6 dự án Luật gồm: Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại Doanh nghiệp; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Nhà giáo, Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thủ tướng: Phải có cơ chế, chính sách thu hút người tài vào ngành giáo dục - Ảnh 1.

Thủ tướng chỉ rõ một số quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn trong quá trình xây dựng các dự án luật. (Ảnh: VGP)

Nhiều nội dung trong các dự thảo Luật được xã hội, dư luận rất quan tâm như: việc xách định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, việc tính giá thuế tiêu thụ đặc biệt hay vấn đề đãi ngộ, chế độ chính sách trong lĩnh vực giáo dục; vấn đề quản lý nhà nước về tài sản số, tiền ảo.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những chỉ đạo mang tính định hướng với từng dự án Luật cụ thể. Với dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc là vừa khuyến khích thu đúng, thủ đủ, thu kịp thời, vừa có một số chính sách ưu tiên, vừa chống thất thu thuế, nhất là trong thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống, thu thuế ngay từ khi khởi tạo máy tính tiền, đồng thời đẩy mạnh số hóa trong lĩnh vực thuế để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và tăng tính minh bạch trong quản lý.

Với dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh đây là luật tác động tới nhiều ngành hàng, doanh nghiệp, người dân, vì vậy phải xây dựng trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước và người dân; vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, chống thất thu thuế, vừa hạn chế được mặt tiêu cực từ các loại hàng hóa có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, môi trường, nguồn tài nguyên. Việc áp thuế phải có có lộ trình phù hợp để các chủ thể liên quan, có sự chuẩn bị, tránh điều hành giật cục.

Với Luật Nhà giáo, Thủ tướng yêu cầu bám sát Nghị quyết 29 năm 2013 của Trung ương, Kết luận 91 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để thể chế hóa trên nguyên tắc có lộ trình, bước đi khả thi, đảm bảo nguồn lực thực hiện phù hợp với điều kiện đất nước.

Thủ tướng lưu ý phải có cơ chế, chính sách thu hút được người tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết đi dạy ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đồng thời cần có những cơ chế đặc thù về đào tạo, chế độ, chính sách cho giáo viên từng cấp.

Thủ tướng: Phải có cơ chế, chính sách thu hút người tài vào ngành giáo dục - Ảnh 2.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng nhấn mạnh một số yêu cầu quan trọng khi xây dựng, sửa đổi các Luật. Đó là phải chú trọng phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng thực thi, quy định rõ trách nhiệm của đối tượng được phân cấp, phân quyền, thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực.

Các bộ, ngành cần tập trung vào nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, thể chế, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, tiêu chí; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính rườm rà, giảm các khâu trung gian, không hình thành cơ chế xin - cho gây phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng yêu cầu cần có công cụ để linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh, mới nổi trong thực tiễn và huy động được mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt trong việc triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế, 1 trong 3 đột phá chiến lược của Đảng; liên tục họp, chỉ đạo và đã thành lập Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban để rà soát, xử lý các vướng mắc về pháp luật, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm sách nhiễu, giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ để thảo luận về một số luật Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ để thảo luận về một số luật

Sáng 20/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ để xem xét, cho ý kiến về một số dự án Luật quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước