Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 16/07/2022 22:43 GMT+7

VTV.vn - Việc đưa nhà máy vào hoạt động đã góp phần bảo đảm ANNLQG trong bối cảnh tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp và đang vào mùa cao điểm sử dụng điện.

Vào chiều nay (16/7), dự Lễ khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng công suất 1.200 MW, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao việc chủ đầu tư và và tổng thầu đều là các pháp nhân Việt Nam, đã tiết kiệm được 500 tỷ đồng trong quá trình xây dựng nhà máy, mặc dù 2 năm qua gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và vướng tranh chấp pháp lý. Cùng với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ qua các thời kỳ đã bám sát tình hình, cùng các bộ ngành, cơ quan, đơn vị tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tiến hành thí điểm một số cơ chế, chính sách cho dự án. Việc đưa nhà máy vào hoạt động đã góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp và đang vào mùa cao điểm sử dụng điện. Doanh thu hằng năm của nhà máy dự kiến khoảng 15 - 20 nghìn tỷ đồng, đóng góp đáng kể cho ngân sách trung ương - địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 - Ảnh 1.

Thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng điện thông minh, vận hành nhà máy an toàn, ổn định, hiệu quả, đồng thời tích cực xử lý dự án Nhiệt điện Long Phú 1 (tỉnh Sóc Trăng), chuỗi dự án Lô B - Ô Môn (Cần Thơ) theo chỉ đạo của Thủ tướng tại nhiều cuộc làm việc gần đây.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 - Ảnh 2.

Thủ tướng tặng quà cho các đơn vị nhà thầu, thi công, giám sát công trình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng trong chiều nay, Thủ tướng đã đến khảo sát nút giao giữa 2 dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, nghe báo cáo về hướng tuyến, tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí các nút giao. Thủ tướng yêu cầu khâu giải phóng mặt bằng phải đi trước một bước, song song với việc chuẩn bị kỹ lưỡng các thủ tục lựa chọn nhà thầu và quy hoạch, sẵn sàng các mỏ vật liệu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 - Ảnh 3.

Thủ tướng nghe báo cáo về hướng tuyến, tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí các nút giao 2 dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang -Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Các nhà đầu tư góp phần cùng Hậu Giang biến tiềm lực thành nguồn lực Thủ tướng: Các nhà đầu tư góp phần cùng Hậu Giang biến tiềm lực thành nguồn lực

VTV.vn - Trao đổi với các nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian phân tích về các yếu tố nền tảng để Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng thu hút đầu tư.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước