Ngoài 15.000 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh được lựa chọn, bất kỳ doanh nghiệp nào trên địa bàn thành phố cũng có thể đăng ký tham gia đánh giá.
So với việc xếp hạng của các tỉnh thành khác, việc xếp hạng của TP Hồ Chí Minh có thêm tiêu chí đánh giá về sự phối hợp giữa các sở ngành, quận huyện.
Người dân làm thủ tục hành chính tại phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức. Ảnh: Thành ủy TP Hồ Chí Minh
Dự kiến đến tháng 3 tới sẽ công bố kết quả xếp hạng năm 2022. Việc xếp hạng được kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm công vụ của các cơ quan hành chính.
Cải thiện từng sở ngành cũng giúp cải thiện năng lực hành chính của cả thành phố. Từ ngày đầu xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI thực hiện, TP Hồ Chí Minh luôn trong 10 địa phương dẫn đầu nhưng từ năm 2018 ở vị trí thứ 14 - nhóm Khá trong số các tỉnh, thành.
DDCI được xây dựng dựa trên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chỉ số này từng được Lào Cai, Quảng Ninh thử nghiệm lần đầu vào 2015 và triển khai tại nhiều tỉnh thành như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Phú Yên...
Dự kiến DDCI sẽ đánh giá 9 chỉ số với 70 tiêu chí gồm: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; tính năng động và hiệu lực của hệ thống sở - ban ngành và chính quyền địa phương; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp; vai trò của người đứng đầu. Riêng hai chỉ số chỉ khảo sát với địa phương là thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, và chỉ số tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất.
So với DDCI các tỉnh thành khác, TP Hồ Chí Minh có thêm 3 tiêu chí về sự phối hợp giữa các sở ban ngành, vấn đề gây bức xúc trong nội bộ thành phố thời gian qua, và chỉ số thành phần về Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!