Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV:

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 13/06/2020 13:32 GMT+7

VTV.vn - Thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện tốt mục tiêu kép vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân.

Sáng 13/6, Quốc hội bắt đầu phiên họp toàn thể thảo luận Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020 và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2018.

Các đại biểu đánh giá, tác động của đại dịch COVID-19 đến nước ta rất nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Chính phủ đã tập trung thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân.

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn), thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đang căng mình chống chọi với dịch bệnh thì Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn. Vị thế của Việt Nam đang tăng lên trên mặt trận ngoại giao, kinh tế xã hội dần mở cửa trở lại với trạng thái mới. Trong những tháng đầu năm 2020 theo dự báo thì vẫn đạt mức tăng trưởng gần 3% là một dấu mốc rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Lâm Thành phát biểu ý kiến (Ảnh: TTXVN)

Theo đại biểu, việc có 13 tỉnh cam kết giữ mức tăng trưởng theo kế hoạch là một cam kết chính trị rất tuyệt vời của các địa phương, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Chính phủ và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo, điều hành quyết liệt với phương án kịch bản ứng phó kịp thời trước các tình huống.

Một trong những điểm nhấn đáng ghi nhận là sau dịch bệnh, sản xuất và đời sống nhân dân vẫn được duy trì ổn định, không có biến động đáng kể. Nông nghiệp một lần nữa có đóng góp quan trọng và là "bệ đỡ" trước những tình huống khó khăn của đất nước. Cử tri và nhân dân cả nước có thêm niềm tin vững chắc là sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự đồng hành của cả hệ thống chính trị.

Hiên Chính phủ chưa điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng và quyết tâm duy trì ở mức cao nhất. Bày tỏ đồng tình với quyết tâm này của Chính phủ, song một số đại biểu cho rằng ở thời điểm khó khăn này, việc đạt được một nửa mục tiêu đề ra đã là nỗ lực rất lớn.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) nhìn nhận chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nước ta là 6,8%, nhưng do các tác động của dịch, dự báo từ các tổ chức quốc tế cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ còn 4,8%, 4,9%. Thậm chí Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo chỉ 2,7%. Do đó ông đề nghị Chính phủ xem xét có cần điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng hay không. Đồng thời, Chính phủ nghiên cứu, phân bổ ngân sách, nguồn lực cho hợp lý, dự báo chi tiết khả năng tăng trưởng trong thời gian tới.

"Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, dự báo kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, đưa ra các kịch bản, đề xuất giảm chỉ tiêu tăng trưởng trình Quốc hội ở thời điểm thích hợp. Trong điều kiện năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt trên một nửa so với kế hoạch là phù hợp" - Đại biểu Bùi Thu Hằng (Hòa Bình) nói.

Nhiều đại biểu đề nghị các bộ, ngành cần có giải pháp nhằm ổn định tâm lý, đời sống nhân dân bởi sau đại dịch, giá nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn đang ở mức cao.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp - Ảnh 2.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thị Yến phát biểu ý kiến (Ảnh: TTXVN)

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và dịch tả lợn châu Phi dẫn dến việc mất kiểm soát giá thịt lợn trong thời gian qua gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Chính phủ cần có những dự án, giải pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh lợn thị được đàn tái đàn để đảm bảo nguồn cung trong nước. Theo đại biểu, chúng ta đã có các gói kích cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ xã hội, nhưng lại chưa có một gói nào để hỗ trợ cho người dân, các doanh nghiệp để tập trung tái đàn...

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đăk Lăk) nhắc đến việc mất cân đối cung cầu thịt lợn, đẩy giá lên cao mà không thể giải quyết được suốt hơn 1 năm qua; hay sự lúng túng, thiếu nhất quan trong việc dừng hay cho xuất khẩu gạo. Bà cho rằng Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm trong việc này.

Cũng có đại biểu đề nghị, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường huyến mạch kết nối liên vùng để tạo lực đẩy cho phát triển.

ĐBQH: 'Họ dùng đủ mánh khóe, để vun vén cho bản thân, gia đình và họ hàng' ĐBQH: "Họ dùng đủ mánh khóe, để vun vén cho bản thân, gia đình và họ hàng"

VTV.vn - Trục lợi chính sách là nội dung được rất nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tại phiên Thảo luận về kinh tế xã hội vào sáng nay 13/6.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước