Trong sạch đạo đức cán bộ - Vấn đề sống còn trong chiến lược xây dựng Đảng

Việt Cường - Minh Nguyễn-Thứ bảy, ngày 23/01/2021 06:49 GMT+7

Đạo đức, lối sống thoái hóa là mầm mống của sự vi phạm. Chính vì thế, ngay từ sớm, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng đã nhận diện việc làm trong sạch đạo đức cán bộ là một trong những nhiệm vụ sống còn trong công tác xây dựng Đảng. (Ảnh minh họa)

VTV.vn - Ngay từ nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng đã sớm nhận diện đạo đức cán bộ là vấn đề sống còn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thời gian qua, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng.

Tình trạng này đã gây ra hậu quả xấu trên nhiều mặt: thất thoát tài sản, tiền của của Nhà nước và nhân dân; làm tha hóa cán bộ, đảng viên; ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.

Vì vậy, một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta hiện nay chính là việc rèn luyện, nâng cao đạo đức cán bộ. Đây cũng là một điểm nhấn trong công tác cán bộ nhiệm kỳ Đại hội XII, với nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực và quyết liệt.

Có thể nói, chưa nhiệm kỳ nào vấn đề "Đạo đức cán bộ" lại được quan tâm và cụ thể hóa như nhiệm kỳ 2016 – 2020 qua một loạt các văn bản liên quan đến vấn đề này đã được ban hành.

2 văn bản được coi là xuyên suốt trong vấn đề đạo đức của cán bộ, đã được ban hành ngay từ năm đầu tiên của nhiệm kỳ. Đó là Nghị quyết Trung ương 4 Khóa 12 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Cùng với đó là Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bình luận về 2 văn bản này, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an từng chia sẻ với VTV: ""Nghị quyết Trung ương 4 Khóa 12 của Đảng và Chỉ thị 05 xuất phát từ 1 cái Luận điểm hết sức quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đạo đức là gốc, trọng tâm của nó là yêu cầu cán bộ đảng viên các cấp phải rèn luyện đạo đức, trước hết là đạo làm người, phải làm 1 người tử tế sau đấy mới nói chuyện phục vụ nhân dân được, mới trung thành với Đảng được. Vì thế nó vào lòng dân, hợp lòng dân, chính 2 văn bản này nó là hội tụ của ý Đảng lòng dân"

Quyết tâm làm trong sạch đội ngũ, mỗi cán bộ, lãnh đạo phải xứng tầm về năng lực, vững về đạo đức cũng được Đảng thể hiện qua một loạt các văn bản được ban hành như: Quy định số 08 ban hành năm 2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền.

Góp phần vào việc kiểm tra việc thực hiện các Quy định này, Trung ương đã tiếp tục ban hành Quy định 124 về giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, Đảng viên.

Có thể nói, trong nhiệm kỳ XII của Đảng, Trung ương đã ban hành nhiều quy định nhấn mạnh việc rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, của cán bộ chủ chốt. Theo ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, thể hiện sự sống còn của Đảng, là một chiến lược vô cùng lớn trong xây dựng Đảng.

"Trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII chúng ta cũng đã thấy những nhiệm vụ xây dựng Đảng như phải vững về mặt chính trị, ổn định về mặt tư tưởng và gìn giữ đạo đức lối sống người Đảng viên. Đây là khâu quyết định của công tác cán bộ. Đảng đã nhận diện được từ sớm đây là vấn đề cốt lõi.

“Hơn ai hết, cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu, đạo đức phải càng cao. Đạo đức lối sống sa sút, thoái hóa chính là mầm mống của vi phạm”

Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

"Hơn ai hết, cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu, đạo đức phải càng cao. Đạo đức lối sống sa sút, thoái hóa chính là mầm mống của vi phạm" - ông Phong cho biết thêm.

Dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đã nêu: "phải đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và nhân dân". Còn dự thảo Báo cáo chính trị trình ĐH XIII của Đảng đã dành riêng một phần rất quan trọng về việc tăng cường xây dựng Đảng về cán bộ, nằm trong mục Xây dựng, Chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.

Điều này một lần nữa khẳng định, sự quan tâm rất lớn của Đảng đến công tác cán bộ trong giai đoạn tới.

Xây dựng Đảng về đạo đức

Hoàn thiện thể chế công tác cán bộ - Nền tảng vững chắc cho một nhiệm kỳ Đại hội XIII 'đức - tài' Hoàn thiện thể chế công tác cán bộ - Nền tảng vững chắc cho một nhiệm kỳ Đại hội XIII "đức - tài"

VTV.vn - Bổ nhiệm sai - chuyện "thâm căn cố đế" đã từng bước được giải quyết bởi đường lối, quyết định sáng suốt của Đảng, từ đó, giúp củng cố niềm tin từ nội bộ Đảng, từ nhân dân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước