Sau 32 năm đằng đẵng khiếu nại, tháng 2/2022, ông Nguyễn Ngọc Lợi ở Hà Nội vỡ òa khi các cơ quan chức năng phải thực hiện nghĩa vụ đền bù thiệt hại đối với ông theo quy định của Nhà nước.
Từ loạt bài "Hành trình đi tìm công lý cho cán bộ đi B Nguyễn Ngọc Lợi", nhóm phóng viên Nhà báo và Công luận vượt qua nhiều thách thức khi theo đuổi vụ việc với nhiều tài liệu, văn bản thay đổi trong suốt 3 thập kỷ. Vạch ra góc khuất đồng hành cùng nhân vật để cùng tháo những nút thắt cuối cùng.
"Khi nói đến báo chí là nói đến sứ mệnh làm rõ sự thật, bảo vệ công lý và lẽ phải. Muốn làm được điều đó thì báo chí phải nêu cao tính chiến đấu nhưng đặc biệt phải nâng cao tính nhân văn", ông Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.
Hàng loạt chương trình, cuộc thi, chuyên mục từ nhiều cơ quan báo chí đã chung tay, góp sức làm nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Cậu bé Sồng A Tủa là 1 trong gần 4.000 nhân vật nhận được đùm bọc ngay từ khi lọt lòng của thính giả chương trình Kết nối 54 do Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện song hành cùng nhiều chương trình ý nghĩa như "Việc tử tế", "Cặp lá yêu thương" "Trái tim cho em".
Cậu bé Sồng A Tủa là 1 trong gần 4.000 nhân vật nhận được đùm bọc ngay từ khi lọt lòng của thính giả chương trình Kết nối 54.
Giữ vững tính nhân văn trong báo chí là sự lựa chọn cách thức khai thác thông tin mà tòa soạn trong các cơ quan báo chí giữ vai trò quan trọng, để thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, tính toán đến tác động của thông tin với xã hội và người dân. Mới đây, phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí" để người làm báo luôn đặt mình vào trong các câu hỏi "viết cho ai" và "viết để làm gì".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!