Chỉ số PCI là gì và được xây dựng như thế nào?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 12/03/2017 18:49 GMT+7

VTV.vn - Chỉ số PCI có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đến từng địa phương.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Chỉ số PCI được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai công bố vào năm 2006 đến nay, tất cả các tỉnh, thành Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng PCI với các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm.

Để xây dựng PCI, VCCI đã tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ. Mỗi năm, có khoảng gần 10 nghìn doanh nghiệp dân doanh trả lời điều tra PCI.

Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các bộ, ngành... Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam, bao gồm các chỉ số: Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Cạnh tranh bình đẳng, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý.

Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước:

- Bước 1: thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các nguồn đã công bố.

- Bước 2: tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10.

- Bước 3: tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm 100, trong đó, chỉ số đầu tiên được đánh giá là chi phí gia nhập thị trường. Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Cụ thể, các cuộc điều tra, khảo sát sẽ đánh giá thời gian số ngày tiến hành các thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp và sẽ thống kê xem doanh nghiệp phải bỏ bao nhiêu chi phí để có được giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức đi vào hoạt động…

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước