Việt Nam vừa tham gia ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, được kỳ vọng là mẫu hình cho phát triển thương mại ở khu vực và thế giới. Hiện tại, 12 quốc gia tham gia hiệp định này có quy mô kinh tế chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Trong điều kiện trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp và còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề đặt ra là tại sao Việt Nam quyết định chủ động tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là TPP, với tinh thần sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh? TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội gì và những khó khăn, thách thức như thế nào? Việt Nam sẽ làm gì trong thời gian tới để sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh, nỗ lực vượt qua thách thức, tranh thủ cơ hội để vươn lên phát triển nhanh và bền vững?
Câu hỏi lớn nhất, quan trọng nhất khi tham gia TPP cần giải đáp là: Việt Nam phải hành động như thế nào, các chủ thể hành động là Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội cần phải tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, trọng điểm nào, đi theo hướng nào để tạo nền tảng vững chắc về thể chế, môi trường đầu tư, kinh doanh khi các cam kết TPP có hiệu lực?
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình Đối thoại chính sách đã mời tới trường quay ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, Tiến sĩ Hàn Mạnh Tiến - Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam và ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!