Tham gia TPP, nhiều doanh nghiệp lạc quan về nguồn lao động

Đào Huyền - Minh Sơn (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 24/02/2016 22:30 GMT+7

Một buổi tuyển dụng lao động tại Công ty Pungkook Saigon 2.

VTV.vn - Với thị trường lao động Việt Nam, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ đón được dòng chảy lao động chất lượng từ các quốc gia khi tham gia sâu vào AEC và TPP.

Đối với nhiều doanh nghiệp, khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP, vấn đề nguồn lao động ít nhiều sẽ tác động đến lợi thế cạnh tranh. Một số doanh nghiệp lo lắng sẽ phải cạnh tranh lao động chất lượng với các tập đoàn lớn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, thị trường lao động sẽ chưa bị tác động trong thời gian đầu Việt Nam tham gia vào TPP.

Ngay từ đầu năm, Công ty Pungkook Saigon 2 đã thông báo tuyển thêm 400 lao động, mục đích là để bổ sung cho những vị trí còn thiếu trong các khâu sản xuất. Tuyển số lượng lớn nhưng doanh nghiệp không lo thiếu, họ nhắm vào những người có kinh nghiệm. Có hay không có TPP thì vấn đề lao động của doanh nghiệp vẫn không thay đổi đáng kể.

Ông Lê Hữu Đức - Phụ trách nhân sự Công ty Pungkook Saigon 2 cho rằng: “Lực lượng lao động của công ty khá dồi dào, tôi cho rằng TPP chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình lao động của công ty, hay ít nhất là trong thời gian đầu vào TPP”.

Còn đối với Công ty Yujin Vina, nhờ tín hiệu tích cực của TPP, họ đã có được đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2016. Để đơn hàng hoàn thành thì lao động phải ổn định, lo lắng TPP sẽ khiến họ phải cạnh tranh lao động gay gắt hơn, doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị.

Bà Nguyễn Thị Hồng Chiên - Giám đốc nhân sự Công ty Yujin Vina cho biết: “Gia nhập TPP, lo lắng lớn nhất là những công ty khác sẽ thu hút hết lao động của mình. Để chuẩn bị cho điều đó, công ty cũng đã có những chế độ, chính sách ưu đãi hơn những công ty khác để duy trì nguồn nhân lực như hiện nay”.

Theo các chuyên gia, khi tham gia vào những hiệp định mậu dịch tự do, hay các cộng đồng kinh tế như TPP, AEC, doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận những điều khoản về lao động đã ký kết. Sự dịch chuyển lao động và cạnh tranh gay gắt là điều tất yếu, nhưng sẽ không xảy ra ngay.

Ông Trần Anh Tuấn - PGĐ Trung tâm Dự báo nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM nói: “Người lao động họ cần công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, nhưng để di chuyển lao động thì họ lại có sự tính toán khác tốt hơn”.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước