Bệnh viện Quận 9, TP.HCM, nơi đã phát hiện 4 trường hợp một ngày đi khám ở nhiều bệnh viện khác nhau cùng một bệnh. Dựa vào lịch sử khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế (BHYT) được cập nhật trên hệ thống dữ liệu chung, các bác sỹ ở đây đã phát hiện ra bệnh nhân khám cùng một bệnh tại một bệnh viện khác cách đó 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bệnh viện cũng kiểm tra lịch sử khám bệnh của bệnh nhân như vậy.
Hiện nay, quy trình điều trị bệnh bằng bảo hiểm y tế theo hình thức thông tuyến được cơ quan Bảo hiểm xã hội quy định khi kết thúc khám chữa bệnh, bệnh viện phải đưa thông tin bệnh nhân lên ngay lên cổng dữ liệu chung. Tuy nhiên, một thực tế là việc cập nhật của các bệnh viện chưa đồng thời.
Năm 2016, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đã từng giải quyết một trường hợp có hơn 300 lần đi khám trong 6 tháng. Có nhiều lý do để người bệnh đưa ra giải thích cho việc làm này, tuy nhiên, việc sử dụng thẻ BHYT đi khám cho cùng một chẩn đoán cho thấy dấu hiệu về việc vi phạm pháp luật.
Cập nhật thông tin lên hệ thống chung là vấn đề còn nhiều vướng mắc ở các bệnh viện tại TP.HCM và khi số lượng bệnh nhân quá đông thì việc đưa thông tin bệnh nhân BHYT lên cổng liên thông không xuể trong một ngày. Và khi đó, sẽ vẫn còn lỗ hổng cho những hành vi trục lợi xảy ra.
Nhức nhối tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế VTV.vn - BHXH Việt Nam đang quyết toán tiền BHYT chi trong năm 2018, dự kiến sẽ bội chi khoảng 10.000 tỷ đồng. Khánh Hòa là 1 trong 10 tỉnh có tỷ lệ vượt quỹ BHYT cao nhất cả nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!