Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc ban hành quy trình chạy thận nhân tạo?

Ánh Kim (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 23/05/2018 14:49 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Do có hơn 3.000 mặt bệnh nên Bộ không thể ra quy trình riêng mà chỉ có quy trình tổng quát. Các bệnh viện sẽ phải chủ động xây dựng, chịu trách nhiệm với quy trình cụ thể.

Liên quan đến phiên xét xử gần đây nhất trong vụ án chạy thận nhân tạo làm 9 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, Hội đồng xét xử đã đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc ban hành quy trình chạy thận nhân tạo cũng như trong sự cố đã xảy ra. Có mặt tại phiên tòa, Đại diện Bộ Y tế cho biết từ trước tới nay, Bộ đã ban hành quy trình về lọc máu chu kỳ.

Với quy trình chạy thận nhân tạo, trước đây, Bộ đã ban hành 2 quy trình về lọc máu chu kỳ năm 2000 và 2014; nước được sử dụng trong quy trình này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ KH-CN ban hành.

Tuy nhiên, cũng phải đến gần đây, Bộ Y tế mới tiếp tục ban hành 52 quy trình về lọc thận, trong đó mới có 7 quy trình liên quan đến hệ thống lọc nước RO.

Viện Kiểm sát đề nghị mức án cho 3 bị cáo trong sự cố chạy thận tại Hòa Bình Viện Kiểm sát đề nghị mức án cho 3 bị cáo trong sự cố chạy thận tại Hòa Bình Xây dựng lại quy trình chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình Xây dựng lại quy trình chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình Phó Thủ tướng yêu cầu xét xử công bằng vụ 8 người chết khi chạy thận Phó Thủ tướng yêu cầu xét xử công bằng vụ 8 người chết khi chạy thận

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước