Chống lãng phí sách giáo khoa: Cần các giải pháp linh hoạt

Bích Thủy (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 09/10/2018 19:23 GMT+7

VTV.vn - Giải pháp tiết kiệm sách giáo khoa bằng cách hạn chế viết, vẽ bước đầu bộc lộ nhiều bất cập vì trẻ không được tương tác trực tiếp với sách giáo khoa.

Với quyết tâm chống lãng phí sách giáo khoa, mới đây, Bộ GD-ĐT đã ban hành chỉ thị yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách giáo khoa. Chỉ thị này nhanh chóng được cả thầy và trò thực hiện trong quá trình dạy và học.

Để sách giáo khoa không bị viết, vẽ, đã 2 tuần nay, ngoài việc buộc mỗi học sinh phải có thêm một cuốn vở, cô giáo Lã Thị Thu Hằng ở Trường Tiểu học Cổ Nhuế 2B, Bắc Từ Liêm, Hà Nội còn hướng dẫn trò làm bài bằng miệng nhưng xoay đủ cách mà cô vẫn còn nhiều băn khoăn.

Là một chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương hiểu được căn nguyên khó xử của các cô giáo tiểu học khi trò không được trực tiếp tương tác với sách giáo khoa.

Tiết kiệm là khái niệm mà Tiến sĩ Hương chưa nghe thấy ở bất kể một nền giáo dục phát triển nào, bà cũng phân tích thiệt hơn khi trẻ bớt viết, vẽ vào sách giáo khoa nhưng lại phải mua thêm một cuốn sách.

Thực tế, với nhiều năm quyên góp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, chị Đỗ Kim Dung, nhóm tình nguyện E2K Hà Nội cũng cho biết, nhu cầu xin sách cấp 1 không nhiều, năm nào cũng thừa lại vài thùng.

Hiện mới chỉ khoảng 35% sách giáo khoa được sử dụng lại mỗi năm. Nếu chỉ nhìn vào con số này để tiết kiệm sách bằng mọi cách, rất có thể, chúng ta lại đang lãng phí đi cơ hội được học tập một cách khoa học, hiệu quả của con em mình.

Khó kiểm soát học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa Khó kiểm soát học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa Thủ tướng yêu cầu quy định rõ việc dùng sách giáo khoa vào trong luật Thủ tướng yêu cầu quy định rõ việc dùng sách giáo khoa vào trong luật Sẽ bỏ độc quyền sách giáo khoa Sẽ bỏ độc quyền sách giáo khoa

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước