Quyết định này của TP Hà Nội được rất nhiều người hoan nghênh vì thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật. 68 quán cà phê lấn chiếm hành lang đường sắt với tổng số tiền 153 triệu đồng và 100% hộ dân đã cam kết không vi phạm hành lang an toàn đường sắt. Thế nhưng người dân vẫn phải sống cạnh đường ray, trong khi du khách vẫn xuất hiện với nhiều tiếc nuối.
Ghi nhận phố đường tàu vào một tối cuối tuần, hàng quán đóng cửa, không còn cảnh tấp nập. Hơn 1 năm trước, ông Nguyễn Xuân Lịch chạy xe ôm, còn vợ bán hoa quả ngoài chợ. Tổng thu nhập gia đình chỉ hơn 6 triệu/tháng. Từ khi có quán cà phê, thu nhập gia đình ông được cải thiện, hai vợ chồng nghỉ việc để bán hàng.
Vay vốn ngân hàng hơn 300 triệu đồng để đầu tư xây sửa nhà thành quán cà phê, cả nhà anh Quân lo lắng khi chỉ vài ngày tới là đến ngày trả nợ ngân hàng. Quán không kinh doanh, anh không biết số tiền hơn 10 triệu đồng cả vốn lẫn lãi trong các tháng tới sẽ phải xử lý ra sao.
Nhiều du khách đến xóm cà phê đường tàu rồi lại phải ra về vì không thể vào như mọi ngày. Đa số đều rất bày tỏ sự nuối tiếc.
Cuộc sống của những hộ dân ở đây chỉ khấm khá được 1 - 2 năm nay. Vào những thập niên 90, khu vực này từng là nơi tập trung của đối tượng nghiện hút, mỗi sáng dậy là hàng trăm kim tiêm vứt la liệt. Các hộ dân nơi đây liên tục dọn dẹp, thậm chí đóng góp tiền để xây 2 hàng gạch làm lối đi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!