Trên thế giới cứ 68 trẻ em sinh ra thì có 1 em bị rối loạn phổ tự kỷ, còn tại Việt Nam ước tính số người tự kỷ có thể lên tới 1% dân số và con số này ngày càng tăng mạnh qua các năm.
Ngày 2/4, đã được Liên Hợp Quốc chọn là "Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ", với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này.
Theo chuyên trang của Liên Hợp Quốc về tự kỷ, tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được phát hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Đủ tuổi thì đến trường, đi học - chuyện tưởng như đương nhiên với mọi đứa trẻ nhưng lại không đơn giản đối với những trẻ tự kỷ. Có nên cho con đi học? Có ngôi trường nào chấp nhận cho con vào học?... Đó là những câu hỏi không dễ tìm lời giải đáp của những ông bố, bà mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!