Khổ vì kết quả xét nghiệm không được liên thông

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 02/03/2017 14:53 GMT+7

VTV.vn - "Đoạn trường xét nghiệm" là cách mà nhiều bệnh nhân dùng để gọi tình trạng phải làm xét nghiệm đi, xét nghiệm lại mỗi khi đến các bệnh viện khám chữa bệnh.

Nguyên nhân được xác định là do các bệnh viện không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau. Điều này làm cho người bệnh mất nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó, các bệnh viện lại cho rằng việc xét nghiệm lại là điều mà các bác sĩ không mong muốn nhưng buộc phải làm.

Thực tế cho thấy, tình trạng phải làm xét nghiệm đi, xét nghiệm lại khiến bệnh nhân mất thời gian. Theo đại diện Bệnh viện huyện Nhà Bè, nếu không công nhận kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện sẽ gây ra sự lãng phí bởi các chi phí vận hành cho một phòng xét nghiệm đạt chất lượng là không hề nhỏ.

"Mỗi năm, chúng tôi phải gửi tất cả các nhân viên trong phòng đi học. Mỗi một khóa học như vậy phải tốn từ 3 - 5 triệu đồng, phải mua hóa chất để thực hiện các chuẩn hóa", bác sĩ Nguyễn Hữu Thơ - Giám đốc Bệnh viện huyện Nhà Bè, TP.HCM, cho biết.

Trước thực trạng này, mới đây, Chính Phủ đã yêu cầu từ ngày 1/7 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và từ 1/1/2018 liên thông giữa bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương. 

Được biết, để có một phòng xét nghiệm, các bệnh viện cũng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, việc liên thông kết quả xét nghiệm không chỉ giúp người bệnh có thể giảm chi phí và thời gian, mà còn giúp các bệnh viện tiết kiệm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, điều mà người dân quan tâm là kết quả xét nghiệm phải đồng bộ, đó mới thật sự là điều cốt lõi của việc liên thông kết quả xét nghiệm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước