Theo đó, Thoả thuận Khí hậu toàn cầu đưa ra các biện pháp nhằm giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Điều kiện để bản Thoả thuận có hiệu lực, là phải có ít nhất 55 quốc gia và có tổng mức phát thải chiếm tối thiểu 55% tổng lượng khí thải, phê chuẩn. Với cam kết của Liên minh châu Âu, Thoả thuận Khí hậu toàn cầu sẽ sớm trở thành luật lệ quốc tế mà các nước phải tôn trọng.
Liên minh châu Âu cam kết sẽ nhanh chóng phê chuẩn bản Thoả thuận Khí hậu (Ảnh: AFP-JIJI)
Thoả thuận Khí hậu nhằm cứu Trái đất khỏi bị nóng lên, gây ngập lụt và ô nhiễm. Tuy nhiên, giảm mức phát thải, cũng đồng nghĩa với việc phải bỏ ra thêm nhiều tiền để áp dụng các công nghệ sạch, làm tăng chi phí sản xuất và giảm sức cạnh tranh của hàng hoá.
Chính vì vậy mà các nước đều phải cân nhắc mức cam kết, để đảm bảo vừa giữ được môi trường lại vừa duy trì được sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đáng chú ý, cách đây đúng một tháng, hai quốc gia phát khí thải nhiều nhất thế giới là Trung quốc và Mỹ cũng đã phê chuẩn Thoả thuận Khí hậu toàn cầu.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TVOnline!